Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguồn cung nhà ở xã hội khởi sắc, người trẻ thêm cơ hội an cư

Khi cung - cầu nhà ở xã hội dần tiệm cận trên nền tảng chính sách đồng bộ, bài toán an cư cho người có nhu cầu ở thực sẽ tìm thấy lời giải thiết thực và bền vững hơn.

Sau thời gian trầm lắng, thị trường nhà ở xã hội đang chứng kiến dấu hiệu khởi sắc về nguồn cung. Theo Bộ Xây dựng, cả nước quy hoạch 1.309 vị trí với quy mô 9.737 ha đất làm nhà ở xã hội; hiện có 679 dự án triển khai với quy mô 623.051 căn (108 dự án hoàn thành, quy mô 73.075 căn; 571 dự án đang triển khai, quy mô 550.000 căn). Tính riêng 5 tháng đầu năm, cả nước hoàn thành 22.649 căn hộ, có thêm 21 dự án khởi công với quy mô 20.428 căn.

Thị trường bứt tốc nhờ chính sách đồng bộ

Để tháo gỡ khó khăn và hiện thực hóa mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030, Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ và Quốc hội xem xét các cơ chế, chính sách đặc thù cho phân khúc này. Kết quả, Nghị quyết số 201 chính thức được thông qua ngày 29/5, tạo hành lang pháp lý quan trọng để đẩy nhanh tiến độ và quy mô triển khai nhà ở xã hội trên cả nước.

Các nhóm cơ chế đột phá của Nghị quyết số 201 là thành lập Quỹ nhà ở Quốc gia để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; tạo lập nhà ở xã hội để cho thuê (gồm cho cán bộ, viên chức Nhà nước, người lao động thuê để ở); đổi mới triệt để quy trình, thủ tục đối với dự án nhà ở xã hội; tiến hành cơ chế giao chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư không thông qua đấu thầu…

HDBank anh 1

Nguồn cung nhà ở xã hội rộng mở tạo điều kiện để người có mua thêm cơ hội an cư.

Theo giới phân tích, Nghị quyết 201 là cú hích quan trọng giúp tháo gỡ vướng mắc pháp lý kéo dài, vốn là rào cản lớn nhất trong quá trình triển khai dự án nhà ở xã hội. Việc hoàn thiện hành lang pháp lý không chỉ tạo niềm tin cho chủ đầu tư, mà còn giúp rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng, góp phần đưa dự án vào vận hành sớm hơn.

Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 201 mới đây, lãnh đạo TP.HCM cho biết sẽ bố trí 1.400 ha đất để phát triển 100.000 căn nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030. Riêng năm nay, thành phố đặt mục tiêu khởi công 16 dự án với hơn 14.300 căn hộ và cấp phép xây dựng cho 22 dự án khác, quy mô gần 32.800 căn. Tại Hà Nội, qua kiểm tra thực tế, Bộ Xây dựng đánh giá thành phố có thể hoàn thành, thậm chí vượt chỉ tiêu của Thủ Tướng với hơn 4.700 căn của 6 dự án, tập trung ở các quận, huyện vùng ven như Bắc Từ Liêm, Long Biên, Đông Anh và Mê Linh.

Sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, cộng hưởng hành lang pháp lý đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho nguồn cung nhà ở xã hội. Điều này cũng mở ra nhiều lựa chọn an cư cho nhóm người thu nhập trung bình, đặc biệt là người trẻ đô thị.

Tận dụng đòn bẩy tài chính từ ngân hàng

Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội đang chuyển biến tích cực, điều người mua nhà quan tâm là khả năng tiếp cận gói vay mua nhà, phù hợp thu nhập thực tế. Lúc này, chính sách tín dụng đóng vai trò như đòn bẩy giúp rút ngắn khoảng cách giữa giấc mơ an cư và khả năng hiện thực hóa của người trẻ.

HDBank anh 2

HDBank tiên phong mang đến giải pháp tài chính linh hoạt, thời hạn vay lên đến 50 năm dài nhất thị trường.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các ngân hàng đã vào cuộc với nhiều gói vay ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội. Trong số đó, HDBank tiên phong mang đến giải pháp tài chính linh hoạt, hướng đến người lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất, đô thị và vùng nông thôn… Đây là những đối tượng chiếm tỷ lệ lớn về nhu cầu ở thực cũng như phân khúc nhà ở xã hội.

Hiện ngân hàng triển khai gói vay mua nhà với mức trả góp chỉ từ khoảng 200.000 đồng/ngày - con số tiệm cận khả năng chi trả của nhiều hộ gia đình trẻ. Không chỉ vậy, HDBank còn áp dụng thời hạn vay lên đến 50 năm dài nhất thị trường, cùng chính sách ân hạn gốc lên đến 05 năm kể từ thời điểm giải ngân đầu tiên. Đồng nghĩa, người vay có thêm thời gian chuẩn bị nguồn lực tài chính trước khi bước vào giai đoạn thanh toán chính.

Đặc điểm “vay dài, trả nhẹ” trong chương trình của HDBank là điểm mấu chốt giúp người mua giảm áp lực tài chính, phù hợp nhu cầu người trẻ đang trong giai đoạn tích lũy tài sản và xây dựng nền tảng kinh tế gia đình. Với chính sách này, người vay không bị đẩy vào tình huống “dành tất cả để trả nợ”, mà vẫn có thể duy trì mức sống ổn định, đầu tư cho bản thân và hướng tới các mục tiêu tài chính dài hạn. Đặt trong bức tranh toàn cảnh, chính sách của HDBank còn góp phần khuyến khích lực lượng lao động trẻ, người thu nhập thấp an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống, từ đó đóng góp tích cực cho tăng trưởng và phát triển xã hội.

HDBank anh 3

Chính sách ưu đãi từ ngân hàng giúp người mua nhà hiện thực hóa giấc mơ an cư.

Về phía người mua, các chuyên gia kinh tế cũng lưu ý dù chính sách tín dụng ngày càng cởi mở, họ cần chủ động tính toán bài bản trước khi quyết định vay. Tối ưu nhất là tích lũy trước ít nhất 30% giá trị bất động sản để giảm áp lực trả nợ. Đồng thời, người mua cần cân nhắc kỹ về mức lãi suất sau thời gian ưu đãi, cũng như xây dựng nguồn thu ổn định để đảm bảo dòng tiền trả nợ không ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Với ưu đãi từ chương trình hỗ trợ mua nhà ở xã hội của HDBank, khách hàng chỉ cần chi trả từ 200.000 đồng/ngày. Đây là cơ hội để người có mức lương dưới 15 triệu đồng/tháng sở hữu ngôi nhà mơ ước.

HDBank sẽ phân bổ ngân sách phù hợp để hỗ trợ người dân vay mua nhà ở xã hội, gói vay lên đến 70% giá trị hợp đồng mua bán, thời hạn cho vay đến 50 năm, ân hạn vốn gốc tối đa 5 năm từ ngày giải ngân đầu tiên. Đặc biệt, tùy khả năng tài chính thực tế của khách hàng, HDBank sẽ tư vấn phương án vay, thời hạn chi trả phù hợp nhất.

Tú Chi - Tú Nhã

Bạn có thể quan tâm