Vòng đu quay xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm Colombia, thuộc khuôn khổ Hội chợ Thế giới năm 1893 ở Chicago. Nó được đặt tên theo cha đẻ của mình, George Washington Gale Ferris Jr. (1859-1896). Theo CBS News, vòng đu quay này được xây dựng trong 6 tháng và mở cửa đón công chúng vào tháng 6/1893. Với độ cao hơn 80 m, 26 toa, mỗi toa chở 60 hành khách, đây là vật thể cao nhất tại Chicago lúc bấy giờ. Ảnh: Shutterstock. |
Vòng quay ngựa gỗ phát triển từ một trò chơi của kỵ binh Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập vào thế kỷ 12, khi họ dùng ngựa gỗ để trau dồi kỹ năng chiến đấu. Dần dần, với sự phát triển của băng chuyền vào giữa thế kỷ 19, trò chơi giải trí này ngày càng phổ biến ở các hội chợ dù máy móc vẫn được vận hành thủ công. Thợ điêu khắc sau đó đã làm ra những chú ngựa gỗ tinh xảo với màu sắc bắt mắt, một số thậm chí còn thay ngựa bằng xích đu, thuyền buồm, ôtô... Ảnh: Shutterstock. |
Tàu lượn siêu tốc hiện đại được xếp vào một trong những trò chơi cảm giác mạnh có thiết kế phức tạp nhất từng được phát minh. Nhà phát minh và doanh nhân người Mỹ, LaMarcus Adna Thompson (1848-1919) đã cấp bằng sáng chế cho tàu lượn siêu tốc vào năm 1885. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của tàu lượn xuất phát từ các đường trượt băng ở Nga vào thế kỷ 18. Đến thế kỷ 20, tàu lượn siêu tốc đã có thể tạo ra những khúc cua sắc nét và cho người chơi lộn nhào, treo lơ lửng trên không. Ảnh: Shutterstock. |
Dạng sơ khai nhất của bò máy hiện đại được chế tạo từ hệ thống dây thừng và ròng rọc gắn vào thùng. Một người sẽ ngồi trên thùng trong khi những người còn lại kéo dây, mô phỏng cảm giác cưỡi bò tót. Đến năm 1930, phiên bản bò chạy điện mới ra đời để phục vụ cho việc luyện tập của các chàng cao bồi. Sau đó, bò máy dần phát triển thành trò chơi giải trí và xuất hiện lần đầu tại công viên giải trí Đảo Bertrand (New Jersey, Mỹ). Doanh nhân Texas Sherwood Cryer (1927-2009) được ghi nhận là người đã phổ biến phiên bản bò máy hiện đại. Ảnh: Shutterstock. |
Chúng ta phải quay về thế kỷ 19 để tìm hiểu nguồn gốc của máng trượt nước. Khi đó, những người khai thác gỗ vận chuyển gỗ đến các xưởng cưa thông qua một máng chứa đầy nước để đỡ phải xây cầu cũng như đường. Về sau, máng trượt nước dần được cải tiến và xuất hiện nhiều hơn trong các hội chợ, công viên nước... cùng những trò chơi phổ biến khác trong thế kỷ 20. Ảnh: Sarah_Ackerman, Shutterstock. |
Những thiết kế ô ô đụng sớm nhất được cho là có từ đầu thế kỷ 20, một trong số đó là chiếc Witching Waves tại Công viên Luna của Đảo Coney (Mỹ). Hình trên được chụp vào năm 1910, khi mọi người vui vẻ chơi xe đụng tại triển lãm Nhật - Anh, tổ chức tại London. Ảnh: Shutterstock, Westend61. |
Loop-O-Plane (một dạng trò chơi mạo hiểm rơi tự do) được phát minh bởi nhà tiên phong của hàng không dân dụng, Lee Eyerly (1892-1963), sau đó, công ty máy bay Eyerly có trụ sở tại Oregon (Mỹ) bắt đầu sản xuất nó vào năm 1933. Trò chơi này khi ra mắt đã ngay lập tức thu hút đông đảo người đến chơi và trở thành mặt hàng chủ lực tại các công viên giải trí. Ảnh: Shutterstock, Flickr. |
Đu quay dây văng là một biến thể của trò đu quay, trong đó ghế ngồi sẽ treo lơ lửng trên đỉnh của băng chuyền. Ở một số phiên bản khác, đỉnh băng chuyền có thể chuyển động nghiêng để làm trò chơi thêm thú vị và mạo hiểm. Hình trên cho thấy một trong những phiên bản đu quay dây văng sớm nhất từng được ghi nhận, xuất hiện tại lễ hội ở Mỹ đầu thế kỷ 20. Ảnh: Shutterstock, Irvin Leisure. |
Chuyến tàu ma gợi nhớ đến hành trình xuyên đường hầm trong các khu hội chợ của Anh vào cuối thế kỷ 19. Tại Mỹ, người ta tạo ra đường hầm tình yêu để các cặp đôi trải nghiệm không gian vừa lãng mạn, vừa sợ hãi. Ảnh: Shutterstock, Flickr. |
Là một trong những quốc gia lớn nhất thế giới, Mỹ sở hữu vô số điểm đến thú vị, đầy sự khác biệt. Tri thức Trực tuyến giới thiệu đến độc giả loạt sách về đất nước rất được quan tâm này.