Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguồn gốc, ý nghĩa của trống bỏi, đèn ông sao, tiến sĩ giấy

Các món đồ chơi Trung Thu truyền thống Việt Nam đều được làm thủ công, thường gắn liền với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.

do choi trung thu anh 1

Trong dịp Trung Thu, đèn ông sao là món đồ chơi dân gian phổ biến nhất của trẻ em Việt Nam. Về ý nghĩa của chiếc đèn này, dân gian có nhiều cách lý giải khác nhau. Trên phương diện văn hóa, người phương Đông quan niệm rằng hình ảnh ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương khắc. Đây chính là biểu tượng của sự cân bằng, hòa hợp trong thế giới. Vì vậy, chiếc đèn hình ông sao có tác dụng xua đuổi ma quỷ, cầu mong sự may mắn, bình an.

do choi trung thu anh 2

Đèn ông sư hay đèn cù là món đồ chơi Trung Thu của trẻ em Việt Nam thế hệ 7X, 8X. Tên gọi này xuất phát từ hình dáng của chiếc chao đèn có 6 cánh, trông giống chiếc mũ của các ông sư và khi kéo đi, đèn sẽ quay như cái cù.

do choi trung thu anh 3

Để làm được một chiếc đèn cù mất khá nhiều công đoạn, bắt đầu từ việc chẻ nứa vót nan cắm vào bánh xe, dán giấy bóng màu, sửa lại bằng kéo... Khi chơi, trẻ em cắm nến vào giữa chao đèn, cầm cán đẩy đèn trên mặt đất. Ánh đèn chiếu qua chao đèn dán giấy bóng xoay tròn tạo ra hình ảnh rực rỡ, đẹp mắt.

do choi trung thu anh 4

Cùng với đèn ông sao, đèn ông sư thì đèn kéo quân là món đồ chơi phổ biến của trẻ em Việt Nam dịp Tết đoàn viên. Đèn kéo quân làm bằng giấy bao quanh khung tre gọi là lồng kéo. Xung quanh trục đèn có những vòng trụ giấy dán hình người, thú, cảnh vật… gọi là các tầng đèn. Loại đèn này có mục đích ban đầu là để trẻ em nhớ về lịch sử, giáo dục lòng yêu nước. Sau này, người dân mở rộng nhiều đề tài khác như ông quan trạng vinh quy bái tổ, cảnh tứ linh, bác nông dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu...

do choi trung thu anh 5

Theo truyện xưa để lại, tháng 8 là mùa nông nhàn, dịp Trung Thu cũng là lúc học sinh bắt đầu tựu trường. Với mong muốn cho con cháu thành đạt, người dân hay mua ông tiến sĩ giấy về bày cùng mâm ngũ quả trong đêm trăng rằm. Về khuya, trẻ nhỏ phá cỗ, còn tiến sĩ giấy được để trên bàn học. Ảnh: Tintucvietnam.

do choi trung thu anh 6

Đầu sư tử là một trong những đồ chơi Trung Thu truyền thống, mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn và điềm tốt lành. Đầu sư tử đại có cốt bên trong được làm bằng song và tre, ngoài bồi bằng giấy được vẽ tay. Hiện nay, đây vẫn là món đồ chơi Trung Thu nhận được sự yêu thích của bậc phụ huynh và các bạn nhỏ.

Trống bỏi làng Báo Đáp, huyện Nam Trực (Nam Định) là món đồ chơi Trung Thu dân gian, truyền thống. Khi quay, trống bỏi tạo ra tiếng “tạch tạch” vui tai. Loại đồ chơi này làm từ những nguyên liệu rất đơn giản như đất sét, cán nhựa, que sắt, giấy hồng, dây nylon. Mặt trống được nặn từ đất sét, cắm que sắt vào hai bên sườn rồi phơi khô. Sau khi phơi khô, hai mặt trống được bọc kín bằng giấy đỏ để tạo ra tiếng kêu đanh, gọn, vui tai đặc trưng. Công đoạn cuối là buộc dây, tra cán nhựa, làm dùi trống. Ảnh: Xã luận.

do choi trung thu anh 7
Mặt nạ: Các loại mặt nạ của thế hệ 8X, 9X thường được làm bằng nhựa mỏng, bìa hoặc giấy bồi, khắc họa ông Địa, thằng Bờm hoặc các nhân vật hoạt hình được yêu thích như thủy thủ Mặt Trăng, chuột Mickey, Tôn Ngộ Không… Ảnh: Phạm Trường.

do choi trung thu anh 8

Trống ếch: Trống ếch giống trống da trâu, trống sư tử nhưng kích thức nhỏ hơn. Khi đánh, trống phát ra tiếng cắc, tùng đặc trưng, tạo thêm sự rộn ràng, phấn chấn, tưng bừng, làm nên không khí của ngày rằm.

Nữ thủ khoa đầu ra của ĐH Phòng cháy Chữa cháy

Nguyễn Thị Giang là một trong các học viên xuất sắc vừa được Bộ Công an tặng bằng khen trong lễ tuyên dương thủ khoa của các trường công an nhân dân.

Kiều Trang

Bạn có thể quan tâm