Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, người bệnh là anh D.V.D. (ngụ Kon Tum), làm nghề nhặt ve chai, phế liệu.
Trong một lần đi làm, anh D. vô tình giẫm phải phế liệu và bị uốn ván nặng. Hiện tại, người bệnh vẫn hôn mê và được chăm sóc tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy hô hấp, uốn ván thể nặng. Với tình trạng sức khỏe như vậy, người bệnh cần được điều trị và chăm sóc tích cực mới có thể giữ lại sự sống.
Người bệnh bị uốn ván nặng, rơi vào hôn mê đang được điều trị tích cực. Ảnh: BVCC. |
Vợ chồng anh D. sinh được 3 người con, đứa lớn nhất đang học lớp 6, nhỏ nhất chỉ mới 4 tuổi. Hàng ngày, để nuôi con ăn học, vợ chồng anh D. phải bươn chải bằng công việc thu nhặt rác, phế liệu. Mỗi ngày, cả 2 kiếm được 80.000-100.000 đồng, số tiền này không đủ chi tiêu cho cả gia đình.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), uốn ván là căn bệnh nghiêm trọng mắc phải do tiếp xúc với bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani sống trong đất, nước bọt, bụi và phân.
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt sâu, vết thương hoặc vết bỏng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Vết thương dù nhỏ nhất, nếu không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể bị nhiễm uốn ván. Nhiễm trùng dẫn đến các cơn co thắt cơ gây đau đớn, đặc biệt là cơ hàm và cổ.
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để bảo vệ người dân khỏi bị uốn ván. Nếu không được điều trị, uốn ván thậm chí có thể gây tử vong.
Sách hay về sức khỏe con người
Để giúp bạn đọc dễ hiểu về hệ miễn dịch, Giáo sư ngành miễn dịch học tại ĐH Manchester (Anh) Daniel M. Davis lấy ví dụ về phản ứng của cơ thể với vết cắt hay nhiễm trùng. Khi đó, bên dưới da đã “diễn ra điều kỳ diệu”, các tế bào di chuyển đến để chống lại mầm bệnh, cũng như sửa chữa tổn thương và đối phó với các mảnh mô bị hư tổn. Những diễn tiến âm thầm này rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể.