Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

Người mắc ung thư phổi có thể do tiếp xúc khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, làm việc trong môi trường độc hại.

Ngày 28/3, diễn viên Mai Phương trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng. Cô ra đi sau gần 2 năm chống chọi với căn bệnh ung thư phổi.

ung thu phoi anh 1

Ung thư phổi không lây nhưng có thể di truyền. Ảnh: Medical News Today.

Các nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi

Theo TS Y sinh học phân tử Bùi Chí Bảo, Đồng sáng lập Trung tâm Công nghệ Y khoa DNA (DNA Medical Technology), nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi có nhiều yếu tố tác động. Trong đó có yếu tố liên quan đến môi trường như sinh hoạt hàng ngày, tiếp xúc khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, xung quanh các cơ sở luyện thép, niken, crom hay khí than hoặc cũng do thói quen sinh hoạt không hợp lý ảnh hưởng đến sức khỏe của lá phổi.

Ngoài ra, tiếp xúc với tia phóng xạ cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hematite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.

“Ung thư phổi không lây. Nhưng chúng ta cần lưu tâm đến những gia đình tiền sử có người từng mắc ung thư phổi. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng người mang những biến thể trên gene TP53, EGFR, KRAS… sẽ có khả năng mắc ung thư phổi trong tương lai. Do vậy, việc tầm soát ung thư di truyền từ sớm để hiểu rõ bản thân là cần thiết”, TS Bảo cho hay.

Dấu hiệu của bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn muộn

Hiện tại, phương pháp tầm soát ung thư di truyền đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Nhiều trung tâm đã cho phép lấy mẫu nước bọt (chứa niêm mạc má), thay vì lấy máu, để phân tích thông tin di truyền.

Nếu các bệnh nhân có những triệu chứng này cần thăm khám ngay để được chữa trị kịp thời. Tránh vào viện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối với các triệu chứng như ho kéo dài không khỏi; cảm giác khó thở, thở ngắn, có đờm lẫn máu; đau ngực. Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể bị gầy sút, mệt mỏi, khàn giọng, khó nuốt, thở khò khè, đau xương thậm chí bị tràn dịch màng phổi.

Để chẩn đoán bệnh nhân có bị mắc bệnh ung thư phổi, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện một số phương pháp như chụp X-quang lồng ngực sẽ giúp sớm phát hiện bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để xác định vị trí, kích thước và mức độ phát triển của khối u ra ngoài phổi hay chưa. Ngoài ra, bệnh nhân được lấy sinh thiết ở vùng khác thường của phổi sau đó nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán xác định mức độ ung thư phổi.

Chuyên gia này khuyến cáo kết hợp tầm soát ung thư di truyền, thăm khám sức khỏe định kỳ cùng lối sống lành mạnh sẽ hạn chế việc phát triển của ung thư phổi hoặc có thể phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu để việc chữa trị được kịp thời.

“Những người hút thuốc, hút thuốc thụ động, người có người thân bị ung thư phổi, làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc phải các chất gây ung thư... Đặc biệt tuổi càng cao khả năng, tần suất bị ung thư càng lớn là những đối tượng cần lưu ý”, TS Bảo nhắc.

3 bệnh nhân Covid-19 nặng ở Việt Nam tiến triển tích cực

Một người đã được rút ống thở, bệnh nhân người Anh đang tiến triển khá, cân nhắc giảm chế độ thở máy.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm