Bệnh nhân được chẩn đoán cương đau dương vật thể thiếu máu. Ảnh: Shutterstock. |
Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, tiếp nhận và cấp cứu nam bệnh nhân (51 tuổi, ở Điện Biên) được người nhà đưa đến do đột quỵ não, tăng huyết áp, đái tháo đường.
Sau đó, bệnh nhân bị kích thích khi vệ sinh bộ phận sinh dục, dương vật cương liên tục trong gần 2 ngày.
Theo khai thác bệnh sử, người đàn ông cho biết chưa bao giờ gặp tình trạng tương tự trước đây. Ông cũng không sử dụng chất gây nghiện, không tiêm thuốc vào dương vật.
Tại khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu và Nam khoa, bệnh nhân được chẩn đoán cương đau dương vật thể thiếu máu, đã điều trị hút máu vật hang, bơm rửa bằng nước muối sinh lý, tiêm thuốc nhưng sau 60 phút không có kết quả.
Các bác sĩ quyết định tạo shunt (lỗ dò) giữa thể hang - vật xốp. Ngay sau đó, tình trạng bệnh nhân ổn định. Theo bác sĩ Nghiêm Trung Hưng, khoa Nam học, đây là ca bệnh hy hữu.
Cương đau dương vật kéo dài là tình trạng dương vật cương cứng dai dẳng, kéo dài, không tự mềm được nhưng không liên quan đến kích thích tình dục, thường trên 4 giờ. Tình trạng có này tỷ lệ mắc thấp, dao động 0,3-1/100.000 nam giới mỗi năm.
Đến nay, chưa rõ nguyên nhân cụ thể gây tình trạng này. Tuy nhiên, bệnh có thể gặp ở trường hợp có lạm dụng bia, rượu, một số thuốc, bệnh hồng cầu liềm hoặc chấn thương vùng tầng sinh môn, chấn thương sọ não, chảy máu não, sau gây tê tủy sống…
Hiện có 3 thể bệnh là cương đau dương vật kéo dài thể thiếu máu, không thiếu máu và thể tái diễn. Trong đó, 95% là thể thiếu máu.
"Tình trạng này khiến bệnh nhân đau đớn, gây thiếu máu mô cương. Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có nguy cơ bị hoại tử dương vật, hoại tử mô cương gây rối loạn cương dương vĩnh viễn", bác sĩ Hưng nói.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo nếu có dấu hiện cương dương bất thường, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.