Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguyên nhân khiến nhiều cử nhân làm trái ngành

Hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp, hàng trăm nghìn người có bằng đại học chấp nhận làm trái ngành là thực trạng của thị trường việc làm hiện nay.

Những người đã và đang đứng trước ngưỡng cửa đại học phải chịu sức ép lớn về việc sẽ không có việc làm hoặc làm việc trái ngành.

Thất nghiệp vì “cuộc sống là như thế”

Móng tay cắt ngắn, đôi bàn tay đầy vết trầy xước và những vết chai mới cũ… là hậu quả của 12 giờ mỗi ngày Nguyễn Thị Hoa (Nam Định) làm việc trong một xưởng sản xuất nước đóng chai ngay tại làng mình.

Cách đây hơn 4 năm, khi hăm hở lên Hà Nội nhập học, cô không thể tưởng tượng ra viễn cảnh này. Hoa tâm sự: "Nhiều tháng ròng thất nghiệp, phỏng vấn, thử việc mình đều thất bại. Quá mệt mỏi, mình quyết định về quê làm tạm để chờ bố mẹ xin việc. Bố mẹ mình thương con nên cạy cục, đôn đáo chạy chọt cho mình. Mình biết, cũng buồn, nhưng biết làm sao vì cuộc sống là thế”.

Với các nhà tuyển dụng, chính năng lực chưa đạt yêu cầu, kiến thức xa rời thực tế và thiếu những kỹ năng xã hội khiến những cử nhân như Hoa bị từ chối.

Thường xuyên làm việc với các nhân sự trẻ, anh Khánh Trình - CEO một công ty truyền thông ở Hà Nội cho rằng, bằng cấp chỉ là một phần trong những tiêu chí đánh giá ứng viên. Quan trọng là năng lực thực tế của ứng viên và mức độ phù hợp với doanh nghiệp.

98% sinh viên FPT có việc làm sau khi ra trường với mức lương trung bình là 8,3 triệu đồng. 15% sinh viên được ra nước ngoài làm việc.

Còn theo chị Bùi Nhật Vy - phụ trách tuyển dụng một công ty nước ngoài tại Việt Nam:  "Hai tiêu chí tuyển dụng cơ bản là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và khả năng tư duy logic. Tuy nhiên, đa phần ứng viên trẻ đều kém kỹ năng tiếng Anh, thậm chí là giao tiếp cơ bản".

Có thể nói, tình trạng sinh viên học nặng lý thuyết, thiếu thực hành, không được trang bị tốt kỹ năng mềm và cơ hội trau dồi kinh nghiệm làm việc thực tế là nguyên nhân chính khiến bạn trẻ “lửng lơ” sau tốt nghiệp.

Chớp cơ hội ngay từ giảng đường đại học

Ba tháng sau khi ra trường, Trương Trung Anh - cựu sinh viên Đại học FPT, đã được nhận vào làm tại một công ty Nhật Bản nhờ lợi thế về chuyên môn, vốn tiếng Nhật và quyết tâm nghề nghiệp.

“Theo mình, cử nhân thất nghiệp thường vì hai lý do. Một là do các bạn bị thiếu định hướng khi ra trường. Hai là các bạn chưa nắm bắt được cơ hội công việc. 4 năm đại học là thời gian quan trọng cho sinh viên trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm để chuẩn bị hành trang khi bước vào đời. Mình nghĩ rằng các bạn rất nên cân đối giữa việc học và phát triển kỹ năng mềm. Trong thời đại hiện tại, một người chỉ giỏi về một mặt là không đủ”, Trung Anh chia sẻ.

Sinh viên 

Đại học FPT

 được chuẩn bị hành trang vững vàng để làm việc như những chuyên gia thực thụ, có thể nắm bắt và đáp ứng những cơ hội nghề nghiệp toàn cầu.

Tại Đại học FPT, sinh viên không chỉ được dạy kiến thức các chuyên ngành mà còn được đào tạo kỹ năng mềm, hướng đến phát triển cá nhân một cách toàn diện. Các bạn có cơ hội thực tập tại những công ty lớn để học hỏi, rèn luyện, được học tiếng Anh, tiếng Nhật bài bản để sẵn sàng cho môi trường làm việc đa quốc gia. Nhờ đó, nhiều sinh viên như Trung Anh đều nắm chắc cơ hội việc làm hấp dẫn.

TS. Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng nhà trường tiết lộ, bài toán việc làm được Đại học FPT đặt ra và giải quyết ngay từ những ngày đầu thành lập. Thống kê nhiều năm và mới nhất cho thấy, 98% sinh viên FPT có việc làm sau khi ra trường, với mức lương trung bình là 8,3 triệu đồng. 15% SV được ra nước ngoài làm việc. Một số không nhỏ sinh viên FPT khởi nghiệp thành công, thể hiện được tài năng của mình ở trong và ngoài nước.

“Cộng đồng sinh viên FPT có những nét văn hóa đặc biệt, trong đó nổi bật là sự tự tin, tinh thần dấn thân thể hiện 'khát vọng đổi thay' mà nhà trường luôn khơi dậy cho các bạn. Để làm được điều đó, chúng tôi luôn chú trọng đào tạo sát với nhu cầu thực tế, tạo cầu nối giữa sinh viên với doanh nghiệp, khích lệ sinh viên làm chủ bản thân. Môi trường học tập năng động, hiện đại là nền tảng để sinh viên FPT thể hiện bản thân và theo đuổi đam mê”, TS. Đàm Quang Minh khẳng định.

Bạn có thể liên hệ tại đây để được Đại học FPT tư vấn trực tiếp.

Năm nay, ĐH FPT kỷ niệm 10 năm nhận quyết định thành lập, với thông điệp “10 năm hiện thực hóa khát vọng đổi thay” nhằm tổng kết và vạch ra hướng đi sắp tới trong bối cảnh mới. ĐH FPT ngày nay vẫn có những đổi mới liên tục, tiếp tục hành trình “Khát vọng đổi thay” để bạn trẻ và các bậc phụ huynh tiếp tục gửi trọn niềm tin.


Mộc Trà

Bạn có thể quan tâm