1. Căng thẳng và trầm cảm
Theo Boldsky, bất kỳ ai bị căng thẳng hay trầm cảm sẽ có nguy cơ tăng cân nhiều hơn. Lúc này thực phẩm là giải pháp đối phó tạm thời với tâm lý căng thẳng, khó chịu, đem lại cảm giác thoải mái. Những người này sẽ có xu hướng thích ăn những loại thực phẩm nhiều calo như kem, thức ăn nhanh và hàm lượng chất ngọt cao.
2. Tổn thương về thể chất hoặc tinh thần
Khi bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol để đối phó với chấn thương. Điều đó làm tăng sự thèm ăn của bạn. Hiện tượng này cũng xảy ra với những người bị căng thẳng trong công việc.
3. Thiếu ngủ
Đây là nguyên nhân bất ngờ và tiềm ẩn khiến chúng ta tăng cân. Thiếu ngủ gây nên phản ứng căng thẳng trong cơ thể, khiến lượng calo nạp vào khó tiêu hao, gây tích tụ chất béo. Hơn nữa mất ngủ làm cho bạn ăn nhiều hơn vào ban đêm để giết chết thời gian nhàn rỗi. Nó cũng làm thay đổi hormone kích thích cảm giác đói ngay khi vừa ăn.
4. Thuốc
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh như suy nhược, trầm cảm, lo âu hay tránh thai có thể làm bạn tăng cân (tác dụng phụ không mong muốn). Tuy nhiên, nếu muốn ngừng uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý.
5. Thuốc chống viêm
Chất prednisome có trong các thuốc chống viêm tăng sự thèm ăn và giữ nước. Số cân nặng tăng lên phụ thuộc vào lượng và thời gian sử dụng thuốc của bạn.
6. Hội chứng Cushing
Khi bạn sử dụng các loại thuốc điều trị viêm khớp, hen suyễn hay căn bệnh lupus có thể gây ra hội chứng Cushing, tiết ra nhiều hormone tạo cảm giác thèm ăn (cortisol). Khi mắc phải hội chứng này, bạn sẽ bị tăng cân nhiều ở khu vực xung quanh cổ và mặt.
7. Suy giáp
Suy giáp là một căn bệnh do thiếu hormone tuyến giáp, khiến tỷ lệ trao đổi chất giảm, cơ thể không đốt cháy calo và được lưu trữ dưới dạng mỡ, gây tăng cân.
8. Sự mất cân bằng nội tiết tố
Đây có thể là hậu quả do thuốc và thời kỳ tiền mãn kinh. Trong thời kỳ này, cơ thể sẽ giảm sản xuất estrogen, dẫn đến tích tụ chất béo xung quanh bụng. Bên cạnh đó, hội chứng buồng chứng đa nang (PCOS) là vấn đề nội tiết phổ biến và gây tăng cân với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
9. Bạn già đi
Tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể và khả năng đốt cháy calo giảm đi sau độ tuổi 40. Lão hóa cũng tạo ra những thay đổi trong lối sống như khả năng vận động, luyện tập bị suy giảm. Đây là lý do bạn sẽ tăng cân sau độ tuổi 40.
10. Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý
Chế độ ăn không đủ vitamin D, sắt hoặc magiê có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất hoặc làm giảm năng lượng. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, không thể luyện tập thể dục. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa carbon-hydrate để tăng cường năng lượng của mình.
11. Dị ứng thực phẩm
Theo các chuyên gia, một số loại thực phẩm chứa hợp chất có thể gây dị ứng với những người nhạy cảm với chúng, gây viêm, sưng và tăng cân. Hai thực phẩm phổ biến có thể gây dị ứng là sữa bò và gluten (một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch, yến mạch).