Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguyên tắc hoạt động của lốp run-flat

Sự xuất hiện loại lốp run-flat có tính năng duy trì chuyển động của xe ngay cả khi bị thủng đã đặt dấu chấm hết cho cơn ác mộng của nhiều tài xế, đặc biệt là phái nữ.

Nguyên tắc hoạt động của lốp run-flat

Sự xuất hiện loại lốp run-flat có tính năng duy trì chuyển động của xe ngay cả khi bị thủng đã đặt dấu chấm hết cho cơn ác mộng của nhiều tài xế, đặc biệt là phái nữ.

Nguyên tắc hoạt động của lốp run-flat

Lịch sử

Lốp run-flat là một khái niệm mới xuất hiện cách đây hơn 30 năm nhưng công nghệ run-flat thì đã ra đời từ năm 1892, khi sáng chế đầu tiên được đăng ký chính thức. Đến năm 1978, Goodyear trở thành hãng sản xuất lốp xe đầu tiên ứng dụng công nghệ flat-tire mặc dù những sáng chế trong lĩnh vực này liên tục trình làng. Hiển nhiên, những dự án đầu tiên không mang lại kết quả khả quan nên vào thời điểm đó chỉ có một vài loại xe nguyên mẫu được trang bị loại lốp run-flat.

Dù vậy, nhu cầu thay thế lốp dự trữ vẫn không ngừng tăng lên. Năm 1994, Chevrolet Corvette vinh dự trở thành mẫu xe sản xuất hàng loạt đầu tiên chạy bằng lốp run-flat.

Tại sao Corvette lại được chọn là chiếc xe đầu tiên ứng dụng loại lốp này? Lý do là vì khoang hành lý trong loại xe hai chỗ thường không rộng rãi lắm nên lốp dự trữ cộng thêm các dụng cụ đi kèm cần thiết để thay thế sẽ rơi vào tình trạng “vô gia cư”. Đến năm 1995, toàn bộ dòng xe Corvette đều được trang bị loại lốp tiêu chuẩn là run-flat.

Nguyên tắc hoạt động của lốp run-flat

Công nghệ

Lốp run-flat hoạt động dựa trên một nguyên tắc rất đơn giản: khi phát hiện ra những tín hiệu xì hơi đầu tiên (thường là do bị đâm thủng), “hệ thống” (tạm gọi như vậy vì hoạt động của loại lốp này gắn liền với bánh xe) sẽ tự động ứng dụng hàng loạt hiệu ứng tổng hợp nhằm đảm bảo an toàn và chuyển động liên tục.

Trong hầu hết các trường hợp, lốp run-flat sẽ cho phép bạn tiếp tục lái trong một phạm vi giới hạn tùy thuộc vào từng hãng sản xuất. Ví dụ, một số loại được thiết kế đặc biệt giúp xe chạy thêm được 161 km trong khi ở các loại khác lại con số này tăng lên 322 km. Tuy nhiên, một khi “hệ thống” lốp run-flat được kích hoạt, người lái phải cực kỳ thận trọng và duy trì tốc độ ở mức thấp, thường là dưới 90 km/h.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại lốp run-flat. Đầu tiên là loại tự chống đỡ trọng lượng của xe khi bánh bị thủng. Thành bên của loại lốp này cứng hơn so với loại thông thường để chịu được trọng lượng của xe và duy trì chuyển động liên tục. Nói chung, thành bên của loại lốp này là sự kết hợp của một lớp phụ thêm và lõi chịu nhiệt có tác dụng giữ nguyên vị trí ban đầu của lốp ngay cả khi bị ép dưới trọng lượng của xe hay chạy trên những con đường gồ ghề.

Nguyên tắc hoạt động của lốp run-flat

Thứ hai là các loại sản phẩm đi kèm một lớp có chức năng bịt lỗ hổng và giảm thiểu lượng hơi xì ra ngoài khi bánh xe bị thủng. Tất nhiên, loại này hoạt động kém hiệu quả hơn vì không kín hơi. Hoặc nếu có thể bịt kín được lỗ thủng thì nó cũng không đủ khả năng đưa người lái và chiếc xe tới trung tâm bảo dưỡng.

Ưu và nhược điểm

Có hai luồng dư luận trái ngược khi nói về lốp run-flat. Một số người nhận thấy run-flat rất hữu ích vì nó đảm bảo an toàn trong vài giờ đồng hồ còn bên phản đối lại cho rằng loại lốp này chỉ “giỏi” ngốn tiền và thời gian của họ.

Nhược điểm đầu tiên là khi sử dụng lốp run-flat, bạn phải giảm tốc và lái thật cẩn thận (đây là yêu cầu chủ yếu). Tuy nhiên, đối với một số tài xế đặc biệt là những người ít kinh nghiệm thì lái xe với lốp run-flat có thể gây căng thẳng thần kinh hoặc cảm xúc, từ đó dẫn đến những vấn đề và hậu quả nghiêm trọng cho cả “thân chủ” lẫn người tham gia giao thông.

Nguyên tắc hoạt động của lốp run-flat

Nhược điểm tiếp theo là tăng trọng lượng. Một chiếc lốp nặng cân là nguyên nhân khiến động cơ hoạt động kém hiệu quả, lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng lên và phanh kém ăn. Hậu quả cuối cùng rất nghiêm trọng nhưng các bạn đừng quá lo lắng. Hiện nay, những cải tiến trong công nghệ sản xuất lốp run-flat đã dần khắc phục được vấn đề này.

Giá cả cũng là một trong những nhược điểm lớn của lốp run-flat. Sử dụng run-flat tốn kém hơn hẳn so với loại lốp thông thường, từ đó tăng giá bán của chiếc xe. Thêm vào đó, sửa chữa hoặc thay thế lốp run-flat bị hỏng sau khi sử dụng lại cũng ngốn không ít tiền của khách hàng.

Tuy nhiên, sử dụng lốp run-flat lại có thể cứu sống bạn. Hãy thử tưởng tượng viễn cảnh: bạn đang lái xe trên đường cao tốc thì bánh xe bất ngờ bị thủng. Nếu đang sử dụng loại lốp thông thường, vết thủng sẽ gây ra hậu quả rất đáng sợ. Trong hầu hết các trường hợp, người tài xế sẽ bị mất lái hoàn toàn. Còn lốp run-flat lại bảo vệ chiếc xe và duy trì khả năng điều khiển trong những trường hợp tương tự mặc dù bạn phải giảm tốc độ.

Nguyên tắc hoạt động của lốp run-flat

Lốp run-flat thường song hành cùng hệ thống điều chỉnh áp suất bánh để cảnh báo người lái ngay khi bánh xe bị thủng.

Bên cạnh đó, sự vắng mặt của bánh dự trữ cũng đồng nghĩa với khoang hành lý rộng rãi hơn để khách hàng sử dụng vào những mục đích khác (ví dụ như mang theo quần áo đủ dùng trong một tuần đối với phụ nữ). Một ưu điểm khác cần nhắc tới là các nhà sản xuất có thể tận dụng khoảng trống do bánh dự trữ chừa lại để phát triển các công nghệ tương lai như hybrid hoặc xe điện với bộ pin nặng nề kèm theo.

Mặc kệ những nhược điểm kể trên, lốp run-flat vẫn dần quen mặt trên thị trường theo thời gian. Thậm chí các chuyên gia phân tích còn dự đoán trong tương lai lốp run-flat sẽ trở thành một nhu cầu cần thiết khi mọi người coi tính an toàn và tiện nghi là hai tiêu chí hàng đầu để chọn xe mới.

An Huy

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm