Hình ảnh mẫu chuẩn của loài Calybium plicatus. Ảnh: HUS. |
Theo thông tin từ Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), TS Đỗ Đức Sáng và TS Nguyễn Thanh Sơn, đến từ khoa Sinh học (Đại học Khoa học Tự nhiên) kết hợp cùng một số nhà khoa học trong nước vừa công bố một loài ốc cạn mới cho khoa học.
Loài ốc mới được đặt tên khoa học là Calybium plicatus Hoang et al., 2025, dựa trên đặc điểm có các gờ xuất hiện trên cạnh đỉnh trong miệng vỏ. Theo tiếng Latin, plicatus nghĩa là gờ, nếp gấp.
Mẫu vật đã được phát hiện tại vị trí Hố Sụt 1 của hang Sơn Đoòng - hang động tự nhiên lớn nhất hành tinh, thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.
Đây là loài thứ hai thuộc giống ốc cạn Calybium Morlet, 1892 (Gastropoda: Helicinidae) được phát hiện trên thế giới, đồng thời cũng là lần đầu tiên ghi nhận giống ốc cạn này cho khu hệ động vật Việt Nam.
Loài ốc mới này đã được nhóm nghiên cứu mô tả trong khuôn khổ đề tài "Nghiên cứu đa dạng sinh học hệ thống hang động Sơn Đoòng, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững" do PGS.TS Vũ Văn Liên, Phó tổng giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, làm chủ nhiệm.
Loài ốc mới đã được công bố trên tạp chí Ruthenica, Russian Malacological Journal. Nhóm nghiên cứu đề xuất đặt tên là ốc nón Sơn Đoòng.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.