Nhà Trịnh Công Sơn tràn ngập âm thanh trong ngày giỗ lần 15
Thứ sáu, 1/4/2016 14:42 (GMT+7)
14:42 1/4/2016
Sáng 1/4, nhà riêng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mở cửa đón người hâm mộ cũng như bạn bè, thân hữu tới thăm hương tưởng nhớ ông.
Sáng sớm 1/4, ngôi nhà của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại số 47C đường Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) lại mở
rộng cửa để đón bạn bè thân hữu và khán giả đến thắp nén nhang trong ngày giỗ lần thứ 15 của ông. Từ sáng sớm, em gái cố nhạc sĩ - bà Trịnh Vĩnh Trinh chọn bộ áo dài đen để đi viếng mộ anh trai tại nghĩa trang Gò Dưa (Thủ Đức-TPHCM), sau đó bà quay trở về nhà để tiếp khách.
Bà Trịnh Vĩnh Trinh tâm sự nhiều năm qua các hoạt động trong ngày giỗ anh trai mình luôn nhận được nhiều sự ủng hộ của nhiều tầng lớp khán giả. Năm nay, ngoài hàng chục đêm nhạc tưởng niệm tổ chức ở nhiều thành phố lớn 3 miền Bắc - Trung - Nam còn có đêm nhạc đặc biệt tổ chức tại Đường sách TP HCM. Chính điều này giúp bà có thêm niềm tin rằng nhạc Trịnh sẽ sống mãi với người Việt.
Người nhà dọn dẹp bàn thờ cố nhạc sĩ. Căn nhà nằm sâu trong hẻm nên rất yên tĩnh và thoáng đãng. Một chiếc máy chiếu được bố trí để phát những hình ảnh khi còn sinh thời của ông, kèm theo đó là âm thanh quen thuộc và buồn man mác của những ca khúccủa Trịnh Công Sơn.
Không quá ồn ào và vội vã, từng tốp người đến thắp hương tưởng nhớ nhạc sĩ cũng hòa mình vào không gian chung, nhẹ nhàng và có phần chậm rãi. Có người là bạn bè của nhạc sĩ, có người là fan từ hàng chục năm trước và cũng có những người trẻ - chưa một lần diện kiến trực tiếp ông nhưng "trót yêu"
nhạc Trịnh.
Họ lặng lẽ thắp hương rồi lại đi vòng quanh nhà để ngắm nhìn lại những hình ảnh của cố nhạc sĩ.
Tất cả dường như bỏ quên sự ồn ào, vội vã của cuộc sống bên ngoài để hòa mình vào những giai điệu thân quen.
Đoàn giáo viên đến từ trường chuyên Lê Qúy Đôn (Nha Trang) trong dịp đưa học sinh lên thi Olympic tranh thủ đến nhà Trịnh Công Sơn.
Sau khi ông qua đời vào năm 2001, người nhà bố trí một góc riêng tại chỗ dễ nhìn thấy của căn nhà để trưng bày những hình ảnh mà Trịnh Công Sơn thích nhất khi còn sống.
Đó là những khoảnh khắc ông phiêu cùng âm nhạc, sáng tác hay rong chơi cùng những người bạn tri kỷ. Bức ảnh ông chụp cùng em gái (góc dưới bên trái) gợi nhớ nhiều kỷ niệm đẹp.
Sinh thời, Văn Cao và Trịnh Công Sơn là những người bạn thân. Trịnh Công Sơn gọi âm nhạc của Văn Cao là âm nhạc của thần tiên còn Văn Cao gọi Trịnh Công Sơn là con người của thơ ca.
Bức tượng chân dung Trịnh Công Sơn được đặt giữa suối nước, dưới tán cây xanh lá cũng như một lời nhắn nhủ, nhạc Trịnh không ồn ào nhưng có sức sống vô cùng mạnh mẽ.
Trịnh Công Sơn được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc đại chúng, tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến như Diễm xưa, Cát bụi, Hạ trắng, Một cõi đi về,.... Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly và Hồng Nhung. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một ca sĩ và một diễn viên không chuyên.
Ngày sinh: 28/2/1939
Ngày mất: 1/4/2001
Nguyên quán: Thừa Thiên - Huế
Sáng tác: Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Một cõi đi về, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Nhớ mùa thu Hà Nội, Nối vòng tay lớn,...
Vì quá tiếc nuối không thể dụ dỗ thí sinh Đình Phước của team đàn anh, hai nam huấn luyện viên đã có màn giao lưu rất dí dỏm trên ghế nóng Thần tượng bolero.
Nữ huấn luyện viên cho biết thời gian qua sức khỏe cô không ổn nên ít nhận lời biểu diễn. Do đó, khi nghe ca khúc "Phận tơ tằm", cô rất xúc động vì nhớ sân khấu, khán giả.
Hãy để cho bolero sống với những bản nhạc, với khán giả của nó và hãy để nó tung tẩy cùng các giai điệu khác, đừng nặng nề rằng này mới là bolero kia chẳng là bolero.