Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhạc cổ điển trong thời @

Nhạc cổ điển và nhạc phổ thông dường như là 2 khái niệm không thể hòa nhập. Những người thích nhạc cổ điển thường thấy nhạc pop không lọt lỗ tai còn kẻ nghe pop lại cảm thấy nhạc cổ điển là vô cùng nhàm chán và già cỗi. Nhưng xu hướng giao thoa, hòa hợp giữa các dòng nhạc gần đây cũng lôi kéo nhạc cổ điển đến với lượng công chúng đông hơn và trẻ hơn.

Nhạc cổ điển trong thời @

Nhạc cổ điển và nhạc phổ thông dường như là 2 khái niệm không thể hòa nhập. Những người thích nhạc cổ điển thường thấy nhạc pop không lọt lỗ tai còn kẻ nghe pop lại cảm thấy nhạc cổ điển là vô cùng nhàm chán và già cỗi. Nhưng xu hướng giao thoa, hòa hợp giữa các dòng nhạc gần đây cũng lôi kéo nhạc cổ điển đến với lượng công chúng đông hơn và trẻ hơn.

Nhạc cổ điển trong thời @
Janine Jansen

Đặt lời cho nhạc cổ điển có từ năm 1891 với bài O promise me nhưng bắt đầu quen thuộc là những bản nhạc từ những năm 50 như Stranger in paradise do Frank Sinatra hát dựa trên Polovetsian Dances của nhà soạn nhạc Nga Alexander Borodin"s (mới đây, nhóm Bond cũng có chơi lại bài này trong album Shine năm 2002), Catch a Falling Star do Perry Como hát dựa trên overture Academic Festival của Brahms rồi Once Upon a Dream trong phim hoạt hình Walt Disney Công chúa ngủ trong rừng dựa trên điệu valse trong vở ballet cùng tên của Tchaikovsky. Thịnh hành nhất là ở thập niên 60 với It’s now or never, Can’t help falling in love, A lover’s concerto, A groovy kind of love… Sự bùng nổ của các nhóm progressive rock trong thập niên 70 kết hợp đậm hơn giữa cổ điển và nhạc rock, rõ rệt nhất là A whiter shade of pale của Procol Harum… Thời gian vài năm gần đây, các ca sĩ như Andrea Bocceli, Josh Groban, Michael Buble, Charlotte Church, Hayley Westenra, nhóm Il Divo, nhóm G4 đang đưa nhạc cổ điển xâm nhập các bảng xếp hạng, tiếp thị những hình ảnh trẻ trung lịch lãm về nhạc cổ điển. Bên cạnh đó, nhạc cổ điển được các nghệ sĩ trẻ nhìn nhận theo kiểu riêng, đầy phá cách, ví dụ như Vanessa Mae (violin), nhóm Bond (đàn dây) hay Maksim (piano) chơi nhạc cổ điển trên nhịp trống điện tử techno còn Miri-Ben Ari chơi violin theo hip-hop.

Trong nhiều cố gắng đưa nhạc cổ điển thoát khỏi tháp ngà, đến với công chúng, Internet trở thành một phương thức đưa nhạc cổ điển tiếp cận đầy hiệu quả. Muốn tìm hiểu về nhạc cổ điển cũng có kha khá site như ArtsJournal.com hay NewMusicBox.org, muốn nghe nhạc trực tuyến cũng thật dễ dàng như Operacast.com cho những người thích opera, muốn biết ai đang hát gì ở đâu càng dễ với Operabase.com, muốn bàn chuyện thì có vô số diễn đàn. Quan trọng nữa trong thời gian gần đây là blog. Các cây viết chuyên nghiệp, bên cạnh những bài viết được trả tiền trên báo, đều có những blog riêng để thể hiện mình. Blog cũng được đọc rất nhiều. Anne Midgette của tờ New York Times kể rằng một blogger nào đó post ảnh đám cưới của cô lên mạng và trong vòng 24 giờ, cô nhận được lời hỏi thăm từ một nhà phê bình âm nhạc hàng đầu và ông giám đốc marketing của một dàn nhạc giao hưởng có tiếng tăm! Thế giới @ năng động tưởng chừng dửng dưng với nhạc cổ điển lại đang thích thú với dòng nhạc này. Hè năm ngoái, BBC đưa ra chương trình The Beethoven experience cho phép download miễn phí toàn bộ 9 bản symphony của nhà soạn nhạc người Đức tài danh này và chỉ trong vòng 7 ngày, đã có 1,5 triệu lượt download. Nếu ai đó đang phác thảo kế hoạch kinh doanh nhạc cổ điển trên Internet, nên lạc quan bởi nhạc cổ điển đang “bán được”. Trong ngành công nghiệp ghi âm, nhạc cổ điển chỉ chiếm 3 đến 4 % doanh thu nhưng ở cửa hàng trực tuyến nóng sốt nhất hiện nay là iTunes của Apple, con số này là 12%. Anastasia Tsioulcas, cây bút chuyên về nhạc cổ điển vừa có bài viết trên tạp chí Billboard về sự phát triển mạnh của tải nhạc cổ điển qua mạng. Một số đĩa nhạc cổ điển vừa phát hành có doanh thu chiếm phần lớn từ download, ví dụ như đĩa ghi âm Four Seasons (Vivaldi) của cô gái chơi violin cực kỳ xinh đẹp Janine Jansen có đến 73% doanh số thu được là từ download. Các hãng đĩa nhạc cổ điển càng lúc càng nhận rõ bán nhạc kỹ thuật số là liều thuốc mới cho dòng nhạc này. Các nơi để bán nhạc cổ điển trên mạng cũng rộng mở hơn như eMusic.com, musicgiants.com và sắp tới đây là Urge.com của MTV, hứa hẹn trở thành đối thủ lớn của iTunes. Urge.com sẽ dành một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển của mình cho nhạc cổ điển.

Dĩ nhiên, không phải kinh doanh nhạc cổ điển trên Internet là bức tranh toàn màu hồng. Andante.com, website chuyên về nhạc cổ điển của nhà kinh doanh giàu có người Pháp Alain Coblence đã chấm dứt hoạt động sau 5 năm. Andante.com không chỉ là một thư viện âm nhạc ảo mà còn là một hãng đĩa, chuyên tái phát hành những phần ghi âm thuộc hàng hiếm. Khởi động năm 2001 với vị trí danh giá trong việc “xuất bản” những bài viết chất lượng cao từ những cây viết hàng đầu, sau đó vì thiếu kinh phí, trở thành nơi góp nhặt bài vở từ các nơi khác nhau để đăng lại, loạt CD tái phát hành cũng tạm ngưng. Đến năm 2003, Andante.com bị hãng đĩa Naive mua lại và đầu năm 2006 tạm ngưng hoạt động. Tương tự, trang musicmaker.com (không chỉ có nhạc cổ điển mà còn có nhiều dòng khác) cũng lâm vào ngỏ cụt khi thay vì quan tâm đến nhu cầu download của người dùng lại tập trung vào sản phẩm chính là đĩa CD tự sản xuất. Ở Anh với ý tưởng tương tự như Andante.com, nhạc trưởng David Atherton thành lập nên Global Music Network (gmn.com) và đã phải đóng cửa vào năm 2002.

Nhìn chung nhạc cổ điển vẫn đang phát triển và len lỏi một cách có chừng mực giữa những chữ @...

Trí Quyền

Bạn có thể quan tâm