Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhận biết bệnh qua hiện tượng xì hơi

Hiện tượng này thường khiến ta ngại ngùng xấu hổ, nhưng lại là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Không xì hơi

Theo Sina, những người không trung tiện (xì hơi) thường có một số triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, táo bón, bụng sôi ùng ục, còn có khả năng bị tắc ruột.

Ngoài ra, người bị phẫu thuật vùng bụng, nhu động ruột sẽ bị ức chế phản xạ, hơi và dịch trong lòng ống tiêu hóa bị tích trữ khó tiêu, cũng sẽ xuất hiện tình trạng không xì hơi.

Xì hơi nhiều

Người bình thường mỗi ngày xì hơi khoảng 5-10 lần, thải ra khoảng 500 ml khí. Nếu số lần nhiều hơn nhiều so với bình thường, có thể bạn bị mắc các bệnh vùng dạ dày như tiêu hóa kém, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng và các bệnh gan, thận, tuyến tụy…

Ngoài ra, có thể do bạn ăn quá nhiều đỗ, khoai và thực phẩm chứa protein, hoặc do thói quen hít vào quá nhiều không khí.

Nặng mùi

Nếu trung tiện nặng mùi, có thể đường tiêu hóa không tốt, hoặc hấp thụ quá nhiều thịt và thực phẩm có tính axit, thậm chí xuất huyết tiêu hóa, dẫn đến tình trạng máu ứ đọng trong ruột. Ngoài ra, các chứng viêm nhiễm như nhiễm khuẩn lỵ đường ruột, lỵ amoebic, viêm loét đại tràng, xuất huyết ruột cũng gây nên hiện tượng này.

Ở những người có u ác tính giai đoạn cuối, do các mô ung thư bị xói mòn, protein rữa nát, do tác dụng của vi khuẩn khiến trung tiện gây mùi khó chịu.

Đôi khi, việc tiêu thụ quá nhiều tỏi, hành tây, rau hẹ và các thực phẩm có mùi vị kích thích cũng sẽ khiến trung tiện nặng mùi.

 

Hiểu Thư

Bạn có thể quan tâm