![]() |
Ngày 9/2 (12 tháng Giêng), lễ hội truyền thống Lồng Tông được tổ chức tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội bao gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội, được tổ chức công phu. |
![]() |
Xuất hiện tại lễ hội có nhiều thiếu nữ, đảm nhận vai trò bê mâm lễ của các xã hoặc tham gia những tiết mục múa đồng diễn. Khi được chia sẻ trên mạng xã hội, loạt ảnh chụp các cô gái Tuyên Quang nhận nhiều lời tán dương ngoại hình. |
![]() |
Chẩu Thị Thu Trang (sinh năm 2005) là một trong những cô gái nhận nhiều lời khen khi xuất hiện tại sự kiện. Cô gái dân tộc Tày hiện là sinh viên năm 2 của Học viện Ngân hàng. "Tôi rất vui khi đọc được những bình luận có cánh dành cho mình trên mạng xã hội. Là người con Tuyên Quang, tôi cũng vinh dự khi được liên hệ để xuất hiện trong sự kiện văn hóa địa phương. Đây là cơ hội rất ý nghĩa để tôi được giao lưu, học hỏi và hiểu thêm về những giá trị truyền thống của quê mình", Trang nói. |
![]() |
Trang được giao nhiệm vụ dâng bài chúc phúc cùng chiếc dùi trống khai hội tới giàn tế. Xung quanh cô, nhiều cô gái khác cũng đảm nhận việc bê các mâm lễ được chuẩn bị bởi 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các mâm lễ được tổ chức cúng tế chủ yếu tại Đền Pú Bảo, sau đó rước về chính giữa sân vận động tại chân cột cây còn. |
![]() ![]() |
Nhiếp ảnh gia Lưu Minh Phụng (sinh năm 1988), người thực hiện loạt ảnh, cho Tri Thức - Znews biết các cô gái đều là người địa phương hoặc học sinh theo học các trường phổ thông trên địa bàn. Ngoài ghi lại những hoạt động chính của lễ hội, anh ấn tượng với vẻ ngoài các cô gái nên chụp thành bộ ảnh riêng. |
![]() |
"Tôi kinh doanh một studio chụp ảnh cưới, cũng là thành viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang. Mỗi năm, vào các dịp lễ hội đặc sắc ở địa phương, tôi đều tới chụp ảnh, vừa để ghi lại các hoạt động lễ hội truyền thống, vừa mong muốn góp phần quảng bá văn hóa của tỉnh", anh Phụng cho biết. |
![]() |
Những cô gái được lựa chọn bê mâm lễ tại hội Lồng Tông đều sở hữu vẻ ngoài ưa nhìn, dễ thương. Minh Phụng cho hay anh không hề photoshop, chỉ chỉnh sửa màu một chút ở các bức ảnh. |
![]() |
Các cô gái diện trang phục truyền thống của các dân tộc tại địa phương như Tày, Mông, Dao. "Xinh quá, không hổ danh 'Chè Thái gái Tuyên'", một dân mạng bình luận dưới bộ ảnh, nhắc tới câu nói hàm ý khen ngợi nhan sắc các cô gái Tuyên Quang. Hiện, bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Minh Phụng vẫn được nhiều trang mạng chia sẻ, thu hút hàng nghìn lượt tương tác và bình luận khen ngợi. |
![]() ![]() |
Vẻ đáng yêu của các em bé Tuyên Quang trong trang phục của dân tộc mình. |
![]() |
Lễ hội Lồng Tông được tổ chức với mong ước cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, là một nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng nông nghiệp truyền thống. Ngoài phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi như tung còn, kéo co, thi đấu thể thao. |
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.