Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhân viên không tin lời khen của sếp

Việc khen thưởng có hiệu quả nhất khi nó được thực hiện kịp thời và theo cách chân thành. Không chỉ nhân viên trẻ, quản lý các cấp cũng cần được công nhận từ doanh nghiệp.

Nhiều nhân viên cảm thấy gượng ép khi nhận lời khen từ sếp.

Không ít quản lý cho rằng thể hiện sự đánh giá cao đối với nhân viên của họ là chìa khóa để gắn kết, theo Fortune. Đó là lý do tại sao các bữa tiệc Giáng sinh hàng năm đã trở thành thông lệ ở nhiều công ty.

Tại sự kiện này, sếp và đội ngũ sẽ cùng ăn mừng thành tựu đạt được trong năm và đề ra kế hoạch cho tương lai.

Các doanh nghiệp cũng chuẩn bị những món quà để tri ân sự cống hiến, nỗ lực của người lao động.

Tuy nhiên, với nhiều dân văn phòng, hành động này khá vô nghĩa và không đại diện cho mục đích như các sếp mong muốn.

Chuyên gia nhân sự OC Tanner đã phỏng vấn hơn 36.000 nhân viên và giám đốc điều hành ở 20 quốc gia - bao gồm Anh, Mỹ và Trung Quốc - cho báo cáo văn hóa toàn cầu của mình và nhận thấy 43% người lao động từng trải qua cảm giác gượng ép khi được công nhận tại nơi làm việc.

1/3 số người tham gia nói rằng họ không thoải mái khi nghe sếp khen ngợi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những nhân viên được tuyên dương và đánh giá cao sự có mặt thì có nhiều khả năng ở lại công ty thêm một năm nữa.

“Hầu hết nhà lãnh đạo toàn cầu đều nhận ra tầm quan trọng của việc khích lệ, động viên cấp dưới của họ. Nhưng việc vinh danh nhân viên theo cách không trung thực có thể gây tác dụng ngược. Điều đó khiến nhóm nhân sự này cảm thấy bị vô hình và chán nản hơn”, Robert Ordever, Giám đốc Điều hành Châu Âu của OC Tanner, nhận định.

loi khen tu sep anh 1

Sự công nhận nên được thực hiện thường xuyên thay vì một lần vào cuối năm. Ảnh: Pexels.

Theo Fortune, việc khen thưởng có hiệu quả nhất khi nó được thực hiện kịp thời và chân thành.

Từ những ngày đầu tiên, thay vì phát một chai nước hoặc áo phông và lướt qua lịch sử công ty, báo cáo khuyến nghị các nhà tuyển dụng nên thể hiện sự công nhận với tài năng của nhân viên mới, đồng thời xem xét việc tạo ra trải nghiệm nhận dạng thống nhất.

Quan trọng hơn, việc đánh giá không phải là một “bài tập đánh tích tắc” một lần mà nên được đưa vào văn hóa công ty.

“Mấu chất là tích hợp nó vào môi trường làm việc hàng ngày để phản ứng tự nhiên đối với một người nào đó 'vượt trội' là khen ngợi họ. Các cá nhân thường xuyên được công nhận cũng hoàn thành công việc tốt hơn và giảm tình trạng kiệt sức”, Ordever nhấn mạnh.

Nghiên cứu trên cho biết thêm sự khích lệ kịp thời làm tăng tỷ lệ trải nghiệm tích cực của nhân viên.

Các quản lý có thể thưởng cho cấp dưới vì những nỗ lực hàng ngày và thành tích quan trọng của họ bằng cách nêu tên trong cuộc họp hàng tuần, tổ chức một bữa tiệc ăn mừng hoặc tặng quà vào mốc quan trọng trong sự nghiệp.

“Để sự công nhận được coi là chân thực và có ý nghĩa, nó không nên được thực hiện muộn màng. Vinh danh công khai trước các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp cũng khiến khoảnh khắc đó trở nên đáng nhớ hơn”, Ordever nói.

Ngoài nhóm nhân sự mới và tài năng trẻ, thành viên trong ban quản lý cũng cần được công nhận.

33% quản lý cấp trung và 47% cấp thấp cảm thấy không được đánh giá công bằng hay tiếp cận nguồn lực như các nhà lãnh đạo cấp cao.

Điều này có nghĩa những người lần đầu bước vào vị trí sếp có thể dễ dàng bị kiệt sức bởi gánh nặng trách nhiệm trong vai trò mới của họ.

“Lãnh đạo cũng là nhân viên. Họ cần được cảm thấy có giá trị, được đánh giá cao và hỗ trợ giống như những người khác”.

Cảm xúc tiêu cực tuổi 20

The Inner Game of Tennis là tác phẩm nổi tiếng được viết bởi Gallwey - một huấn luyện viên tennis chuyên nghiệp ở miền nam California. Đây cũng là cuốn sách giúp Bill Gates thoát khỏi thói quen tự trách khi gặp thất bại và hình thành phong cách lãnh đạo của ông. "Đó là cuốn sách hay nhất về tennis mà tôi từng đọc, và những lời khuyên sâu sắc trong đó có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh khác của cuộc sống", nhà sáng lập Microsoft viết.

Các sếp nữ nghỉ việc

Kiệt sức và thiếu công bằng trong quyền lợi là lý do khiến nhiều nữ lãnh đạo rời bỏ công ty cũ. Điều này khiến một số tập đoàn phải đẩy mạnh chương trình giữ chân nhóm nhân sự này.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm