Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Nhân viên nghỉ việc cuối năm, không bận tâm thưởng Tết

Sau dịch, nhiều nhân viên hoang mang với công việc, lương bổng, tìm cách nghỉ việc. Cùng lúc đó, môi trường cũ cũng không còn khiến họ cảm thấy an tâm về thu nhập, phúc lợi.

nhay viec cuoi nam anh 1

Sau gần 3 năm làm marketing cho một hệ thống thể hình tại Hà Nội, Trương Cẩm Tú (sinh năm 1997) quyết định xin nghỉ việc.

Chỉ còn khoảng hai tháng sẽ đến kỳ thưởng Tết Nguyên đán, Cẩm Tú vẫn không mấy bận tâm.

Đối với cô, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mức thưởng Tết của năm nay không đủ hấp dẫn để giữ chân ở lại sang năm mới.

“Tiền thưởng Tết của tôi được tính theo doanh thu. Năm nay, hầu hết phòng tập của hệ thống phải đóng cửa, tôi biết mức thưởng của mình không thể cao như mọi năm nên không ngần ngại từ bỏ”, Cẩm Tú chia sẻ với Zing.

nhay viec cuoi nam anh 2

Hậu giãn cách, Cẩm Tú quyết định nghỉ việc, tìm hướng đi mới.

"Dứt áo ra đi"

Cuối năm thường không phải là "thời điểm vàng" để nghỉ hoặc nhảy việc. Tuy nhiên, đại dịch đang gây ra nhiều xáo trộn, tạo ra không ít lý do để "dứt áo ra đi" cho người lao động.

Giãn cách khiến nhiều người yêu thích làm việc tại nhà nên muốn tìm kiếm công việc cho phép làm từ xa, ít gò bó. Một số thất vọng với chế độ đãi ngộ của công ty cũ trong giai đoạn khủng hoảng.

Số khác lại kiệt sức khi cố cân bằng công việc với cuộc sống gia đình hoặc đơn giản muốn tìm hướng đi, ngã rẽ mới cho cuộc đời.

Đầu tháng 11, sau khi Hà Nội dỡ bỏ các quy định giãn cách nghiêm ngặt, nhiều bạn trẻ tìm cách quay trở lại thị trường lao động hoặc tính đến nhảy việc. Tuy nhiên, cũng lúc này, Cẩm Tú lại muốn nghỉ làm để ở nhà.

Theo Tú, sau thời gian làm việc trong ngành fitness, cô đã tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức, không còn cảm thấy nhiều động lực trong công việc. Ngoài ra, giai đoạn giãn cách kéo dài khiến cô cảm thấy mệt mỏi, cần thời gian và không gian để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng bản thân.

“Sau khi nghỉ việc, tôi dự định sẽ duy trì các công việc freelance và thử sức kinh doanh online để có thêm thu nhập. Tôi nghĩ dịch bệnh đã khiến tất cả chúng ta đều chán nản, tôi muốn lấy lại tinh thần và bắt đầu cho những thứ mới”, cô nói.

nhay viec cuoi nam anh 3

Cảm giác bế tắc trong dịch bệnh khiến Khánh Linh quyết tâm thay đổi công việc, không bận tâm tiền thưởng cuối năm.

Tương tự Cẩm Tú, Bùi Khánh Linh (sinh năm 2001, sinh viên một trường đại học tại Hà Nội) cũng vừa xin nghỉ công việc văn phòng của mình.

Cô tự nhận xét bản thân không phù hợp và có khả năng đáp ứng công việc một cách tốt nhất. Suốt 6 tháng đi làm, cô không ít lần mệt mỏi.

“Tôi đã nghĩ bản thân sẽ cố gắng và dần dần quen công việc. Đây là việc làm chính thức đầu tiên của tôi với mức lương khá tốt. Tuy vậy, áp lực từ guồng quay công việc gấp gáp và cảm giác bế tắc do dịch bệnh đã khiến tôi muốn buông xuôi”, Khánh Linh tâm sự.

Nghỉ làm, Linh hiểu mình sẽ không có cơ hội nhận thưởng Tết. Theo cô, với cách tính thưởng của công ty, đây là khoản tiền không hề nhỏ, đặc biệt đối với một sinh viên vừa học, vừa làm.

Nhưng vì tinh thần đã căng thẳng khá lâu, Linh chấp nhận mất thưởng Tết, tập trung thời gian để học tập, nghỉ ngơi.

“Vì còn đi học, tôi không quá đặt nặng vấn đề lương thưởng hay tiền bạc. Tất nhiên, tôi sẽ vui hơn nếu có tiền thưởng. Nhưng nếu không có, tôi vẫn ổn bởi hiện tại đặt việc học lên hàng đầu”, Linh cho hay.

"Lương tháng 13 như muối bỏ biển, tôi không tiếc"

Theo báo cáo “Thị trường lao động trong làn sóng Covid thứ 4: Thực trạng và Hướng đi” của Navigos Group công bố ngày 6/10, gần 52% người lao động cho biết sẽ chuyển việc sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Hơn 30% người lao động quyết định vẫn sẽ làm việc tại công ty nếu lương và chế độ phúc lợi được giữ nguyên. 11% người lao động sẽ đề nghị tăng lương và chế độ phúc lợi được giữ nguyên sau khi hết dịch.

Báo cáo được phân tích dựa trên ý kiến của 400 doanh nghiệp và 1.200 người tìm việc tham gia khảo sát trong tháng 8/2021.

Cuối tháng 10, một tháng sau khi TP.HCM nới lỏng giãn cách, Nguyễn Minh D. (sinh năm 1996) quyết định nghỉ việc ở công ty thương mại dịch vụ - nơi cô đã gắn bó được khoảng 2 năm.

Minh D. nói lý do duy nhất khiến cô ra đi là vì không hài lòng với mức lương cũng như chế độ đãi ngộ của công ty trong mùa dịch. Trong tháng 9, cô chỉ nhận được 50% lương thỏa thuận, số tiền chỉ đủ cô trả tiền nhà và chật vật xoay xở ăn uống hàng ngày.

"Mình vẫn hiểu là cần thông cảm cho công ty trong mùa dịch nhưng vấn đề ở đây là không có thông báo trước, không có lộ trình mà đùng một cái là cắt luôn. Đến ngày nhận lương mình mới biết, cảm thấy chưng hửng, nhất là những đứa ở trọ làm thuê như mình".

D. nói thêm cách làm của công ty khiến cô cảm thấy bản thân không được trân trọng. "Lượng công việc vẫn nhiều nhưng lương giảm mạnh. Nhân viên cũng không nhận được lời giải thích gì từ nhân sự, công ty".

nhay viec cuoi nam anh 4

Thời gian dài làm việc tại nhà thay đổi thói quen, suy nghĩ, quan điểm của nhiều người đối với công việc, sự nghiệp tương lai. Ảnh minh họa: Getty.

D. dành cả tháng 10 để tìm kiếm công việc mới. Đây không phải lần đầu tiên cô nhảy việc nhưng cảm giác quá trình trắc trở và mang đến nhiều áp lực hơn do giai đoạn dịch bệnh bất ổn.

Cô cũng lo lắng chất lượng các vị trí, công ty đang cần tuyển người sẽ không tốt vì tâm lý chung đều ngại nhảy việc thời điểm cuối năm, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch.

May mắn mỉm cười khi D. tìm được vị trí mới trong một công ty IT. "Tìm được việc ổn mình mới đủ tự tin nộp đơn thôi việc công ty cũ. Cuối tháng 10 thu xếp xong chỗ cũ thì đầu tháng 11 mình đã đi làm cho công ty mới".

Dù IT là lĩnh vực còn rất mới mẻ với D., cô không gặp nhiều khó khăn vì được đảm nhận vị trí đúng chuyên ngành PR.

Khi được hỏi liệu có cảm thấy tiếc khoản lương thưởng cuối năm ở công ty cũ, D. khẳng định cô hoàn toàn không để tâm đến vấn đề này.

"Lương đã giảm rồi nên thưởng, lương tháng 13 với mình cũng như muối bỏ biển, nên không tiếc. Cá nhân mình thấy giờ đây nhảy việc cuối năm hay đầu năm cũng không còn quá quan trọng.

Sau đợt work from home quá dài ngày và ảnh hưởng dịch làm người ta thay đổi nhiều thói quen, tác động tới suy nghĩ, sinh hoạt. Mọi người bắt đầu nghĩ ra hướng đi mới, muốn tìm hướng ổn định hơn (đổi sang làm nhà nước), chủ động hơn (như kinh doanh chẳng hạn) hoặc bạo hơn là đổi ngành, chuyển sang các nghề khó thất thế", D. cho hay.

Bất an với đồng lương sau dịch

Covid-19 đã cướp đi công việc Linh yêu thích nhất. Hai năm qua, cô và đồng nghiệp lần lượt chuyển việc hoặc về quê, trong khi ngành nghề của họ gần như biến mất.

Nuoc My thieu ong gia Noel hinh anh

Nước Mỹ thiếu ông già Noel

0

Hầu hết người đóng vai ông già Noel đều lớn tuổi và có bệnh nền. Hai năm đại dịch, nhiều người đã qua đời trong khi số khác bỏ nghề để giữ an toàn cho bản thân, gia đình.

Thục Hạnh - Huệ Lâm

Bạn có thể quan tâm