Theo The Guardian, dù sống trong một thành phố có rất nhiều nhà hàng, thậm chí có những nhà hàng còn đạt chuẩn Michelin, những nhân viên văn phòng sống ở Tokyo chọn một bữa ăn tiết kiệm vì họ không muốn chi khoảng 500 yen (2,6 USD) cho một bữa trưa.
Nhật Bản đang buộc phải làm quen với sự tăng giá hàng hóa do chiến tranh ở Ukraine, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng. Mặc dù Nhật Bản đã tránh được mức lạm phát tăng cao như các nền kinh tế hàng đầu khác đang phải đối mặt, nhưng các hộ gia đình tại đây vẫn buộc phải siết chặt chi tiêu.
Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới nhưng đang phải đối mặt với cuộc khoảng hoảng kinh tế, trong đó có hơn 30.000 mặt hàng thực phẩm tăng giá trong năm 2023. Đó là lý do nhiều nhân viên văn phòng tại Nhật Bản chọn tiết kiệm tiền ăn trưa.
Các bữa ăn trưa tại Tokyo (Nhật Bản) có giá khoảng 500 yên. Ảnh: Trevor Mogg/Alamy. |
Năm 2021, giá thịt bò nhập khẩu tăng mạnh khiến chuỗi nhà hàng bán cơm thịt bò gyudon - Yoshinoya - phải tăng giá cho món ăn quen thuộc với nhân viên văn phòng - đây là lần đầu tiên họ tăng giá sau bảy năm.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm ngoái bởi dịch vụ cho vay Lendex, gần một nửa số người làm việc văn phòng từ 20-50 tuổi cho biết họ tiêu ít hơn 500 yen mỗi ngày cho bữa ăn trưa. Một số người nấu cơm ở nhà và mang theo để tiết kiệm chi phí, khoảng 22,6% người khác dùng "bữa trưa một đồng" để tiết kiệm tiền ăn trưa.
Một khảo sát khác được công ty dịch vụ trung gian thanh toán Edenred tại Nhật Bản thực hiện cho thấy có khoảng 40% người làm việc văn phòng đã tiết kiệm chi phí ăn trưa của họ, trong khi gần 70% người cho biết họ đã từ chối thưởng thức những món ăn yêu thích của mình để tiết kiệm tiền.
Để kiểm chứng việc ăn trưa bên ngoài có khiến dân văn phòng tốn nhiều chi phí hay không, The Guardian đã đến các nhà hàng khác nhau của Tokyo trong vòng một tuần để ăn trưa. Những món ăn như gyudon - cơm bò, gyoza - sủi cảo, mì ramen, mì soba, cà ri đều đáp ứng tiêu chí dưới 500 yen và chúng đều giúp thực khách no bụng đến tối.
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Năm 1990, hàng loạt công ty mới được thành lập ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty tập trung sản xuất cà phê trên quy mô lớn. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.