Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhận xét của giáo viên về đề Văn tốt nghiệp

Nhận xét về đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn, cô Bùi Nguyệt Hồng, giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định cho rằng sẽ vô hiệu hóa việc sử dụng tài liệu của học sinh.

Sáng nay, các thí sinh đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn sau 120 phút, sự việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được đưa vào phần đọc hiểu, yêu cầu thí sinh phân tích văn bản và bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Đề thi và gợi ý đáp án môn Văn

Sáng nay (2/6), hơn 900.000 sĩ tử trong cả nước hoàn thành xong bài thi môn Ngữ văn. Dưới đây là đề thi và gợi ý đáp án môn thi này.

Nhận xét về đề thi này, cô Bùi Nguyệt Hồng (giáo viên dạy Văn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) cho biết: "Đề thi vừa có tính thời sự, vừa có giá trị nhân văn. Đề thi không bất ngờ bởi các vấn đề, dạng bài đều được giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập. Đặc biệt, học sinh dù đã mang tài liệu được vào phòng thi cũng bị vô hiệu hóa".

Tuy nhiên, giáo viên này cũng băn khoăn với cấu trúc điểm của đề thi này: "Tôi cho rằng, câu 2 được 7 điểm là hơi nhiều. Còn câu hỏi yêu cầu học sinh bày tỏ quan điểm về chủ quyền, biển đảo nên cho 2 điểm".

Trước ý kiến của nhiều học sinh băn khoăn về phần làm văn, cô Hồng cũng nhận định đề bài này tương đối khó so với học sinh ban tự nhiên.

Đối với câu hỏi bày tỏ quan điểm về hành động Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cô Hồng cho rằng ngoài việc thể hiện lòng yêu nước, học sinh cần thể hiện thái độ bảo vệ chủ quyền dân tộc gắn với khát vọng hòa bình và sự tỉnh táo, sáng suốt trong hành động.

Giàn khoan 981 vào đề Văn, thí sinh hứng thú

"Đề thi rất thời sự", "Chúng em đã khẳng định sai trái của Trung Quốc, lòng yêu nước đúng đắn của Việt Nam"... là tâm sự của nhiều thí sinh về đề Văn tốt nghiệp sáng nay.

 

Thầy Nguyễn Phi Hùng (giáo viên dạy Văn trường THPT Anhxtanh, Hà Nội) chia sẻ: "Đề thi là lời nhắc nhở về ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ với vấn đề độc lập, chủ quyền đất nước".

Các câu hỏi kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu và tạo lập văn bản, phát huy sự sáng tạo và bày tỏ quan điểm riêng của mỗi học sinh. Do phải trả lời câu hỏi dựa trên văn bản ngoài sách giáo khoa, nên các em không thể làm được bài nếu học tủ, học lệch, lý thuyết suông.

Đối với phần làm văn nhiều học sinh kêu khó, "lệch tủ", thầy Hùng phân tích: "Câu hỏi về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt không gây bất ngờ. Nhưng điểm mới của đề thi này là không tách phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học thành hai câu hỏi riêng biệt mà tích hợp trong một câu.

Cách hỏi như vậy vừa kiểm tra được kiến thức về văn bản văn học đồng thời lại đánh giá được kĩ năng làm bài văn nghị luận của học sinh. Trong thời gian làm bài 120 phút (ít hơn so với năm trước 30 phút) thì việc tích hợp các nội dung kiểm tra kiến thức, kĩ năng trong một câu hỏi tổng hợp như vậy là phù hợp".

   

An Hoàng

Bạn có thể quan tâm