Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản vẫn thờ ơ với khách quốc tế

Nhiều người lo ngại xứ sở hoa anh đào sẽ không dễ dàng dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến Covid-19 khi nhìn từ lịch sử đất nước này.

Nhật Bản sẽ sớm ngập tràn trong sắc hoa anh đào. Vào những tháng này trước kia, du khách khắp nơi sẽ đổ về đây để chiêm ngưỡng hoa anh đào bung nở dọc những con phố, công viên...

Tuy nhiên, mùa xuân năm nay đã là mùa xuân thứ 3 kể từ khi Nhật Bản đóng cửa du lịch quốc tế vì Covid-19. Trong khi các nước lân cận và nhiều quốc gia trên thế giới đã mở cửa hoặc rục rịch mở cửa, chính quyền Nhật Bản vẫn chưa đưa ra thông báo gì về vấn đề này.

Tỏa quốc

James Mundy, chuyên gia điều hành tour du lịch ở Anh, cho biết: "Mùa hoa anh đào chiếm khoảng 25% hoạt động kinh doanh của chúng tôi mỗi năm. Nhưng chúng tôi đã không làm được tour nào kể từ tháng 3/2020. Điều đó không mấy vui vẻ với các công ty du lịch".

Lệnh cấm du lịch của Nhật Bản kéo dài từ đầu tháng 4/2020. Chỉ những công dân Nhật Bản hồi hương, thường trú nhân hay gần đây là các vận động viên Olympic mới được phép nhập cảnh. Họ vẫn phải cách ly 6 ngày sau đó.

Cuối năm ngoái, nhiều người hy vọng các hạn chế sẽ được nới lỏng. Tuy nhiên, biến chủng Omicron khiến Nhật Bản tiếp tục siết chặt quy định với người nhập cảnh.

du lich nhat ban anh 1

Mùa anh đào sắp đến nhưng Nhật Bản vẫn không có dấu hiệu nới lỏng hạn chế với khách quốc tế. Ảnh: Japan Web Magazine.

Năm 2019, xứ anh đào đạt kỷ lục đón 31,9 triệu du khách quốc tế. Tuy nhiên, đến năm 2021, con số này đã giảm mạnh, chỉ còn 245.000 người. Chính phủ Nhật Bản biết điều đó nhưng họ vẫn chưa có dấu hiệu nới lỏng hạn chế để đón khách nước ngoài.

Nhiều chuyên gia du lịch nói tâm lý "bài trừ người nước ngoài", đóng cửa đất nước của Nhật hiện nay khiến họ liên tưởng tới luật Sakoku. Đây là chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ giữa thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Theo lệ Sakoku, bất kì người nước ngoài nào cũng không được vào Nhật Bản và ngược lại. Người Nhật cũng không được rời khỏi đất nước. Kẻ vi phạm phải chịu án tử hình.

Dù lệnh cấm được thực thi, các ca nhiễm vẫn tăng - bất chấp việc chẳng có khách nước ngoài nào tới Nhật Bản. 104.000 ca nhiễm mới hàng ngày được ghi nhận vào ngày 3/2 là mức cao nhất đất nước này chứng kiến kể từ khi đại dịch bắt đầu.

"Nhật Bản luôn thận trọng trong việc đối phó với những loại mối nguy này. Họ đã đóng cửa biên giới vào đầu những năm 2000 để ngăn chặn sự lây lan của SARS", Mundy nói.

Không khách quốc tế, không sao hết

Trong bối cảnh các nước trên thế giới đang chạy đua để thu hút thị trường khách nước ngoài, Nhật Bản vẫn thờ ơ. Bản thân những người dân ở đây dường như cũng không mặn mà chuyện gặp lại các du khách ngoại quốc. Theo Telegraph, nhiều người Nhật Bản sợ Covid-19 và sợ cả những vị khách quốc tế.

Robert Schrader, người hiện điều hành trang web du lịch và đang sống ở Nhật Bản, nhận xét: "Đất nước đã tự hủy hoại mọi nỗ lực xây dựng hình ảnh đẹp về một điểm đến chào đón mọi người trên thế giới. Nền kinh tế sẽ còn suy yếu thế nào khi không có công nhân, sinh viên và khách quốc tế?".

du lich nhat ban anh 2

Du khách chèo thuyền trên kênh Chidorigafuchi (Tokyo). Không như nhiều nước trong khu vực, các doanh nghiệp du lịch Nhật Bản khá thờ ơ trong việc đấu tranh mở cửa biên giới. Ảnh: Hotels.

Đối lập với cảnh các doanh nghiệp du lịch "kêu gào" ở nhiều nước, những đơn vị lữ hành Nhật Bản lại thuận theo chính sách hiện nay. Rất ít người làm du lịch Nhật Bản đứng lên phản đối quy định này. Không giống Thái Lan, những người làm du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhà nước mở lại biên giới để đón khách du lịch nước ngoài.

Dù vậy, có một thực tế là du lịch Nhật Bản dường như không thiết tha đến nguồn khách quốc tế. Cây viết Mark Stratton từ Telegraph nhận định những dấu tích của Sakoku đang thể hiện rất rõ dưới hình thức "tự cường quốc gia". Các doanh nghiệp lữ hành Nhật Bản đang tìm cách phát triển du lịch nội địa. Và kết quả cho thấy họ đang thành công.

Hoshino Resorts là thương hiệu khách sạn hàng đầu của Nhật Bản với 55 cơ sở kinh doanh bao gồm các khách sạn và ryokan (một kiểu nhà trọ truyền thống) sang trọng như KAI Nagato - khu nghỉ dưỡng suối nước nóng lâu đời nhất ở Yamaguchi.

"Dữ liệu của Cơ quan Du lịch Nhật Bản cho thấy khách du lịch trong nước đã chi tiêu gấp 5 lần so với khách du lịch nước ngoài trong năm 2019. Vì vậy lệnh cấm đối với du khách nước ngoài không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi", Giám đốc điều hành Yoshiharu Hoshino cho biết.

Khu nghỉ dưỡng này đang đẩy mạnh các chuyến đi ngắn tới các điểm chỉ tốn 1-2 giờ chạy xe. Điều này giúp kinh tế của họ vẫn ổn định và hạn chế lây lan virus.

Dĩ nhiên, vẫn có những người phản đối chính sách khắt khe này. Ví dụ ông Taro Kono thuộc đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản. Trả lời Reuters, ông nói mình hy vọng các lệnh cấm sẽ dần được dỡ bỏ từ tháng 3.

"Tại sao phải phân biệt đối xử với người nước ngoài như thế. Omicron đâu ngoại trừ một ai, kể cả đó là người Nhật Bản, Mỹ hay Iran", ông chia sẻ.

Tour Thái Lan giá tới 20 triệu đồng, kén khách

Giá tour Thái Lan tăng chóng mặt khiến việc bán sản phẩm của các công ty lữ hành tương đối khó khăn.

Lý do khách Việt đi tour châu Âu hậu dịch phải qua Pháp

Các tour outbound (đưa khách đi nước ngoài) đang rục rịch trở lại và điểm chung của những sản phẩm này là đều dừng chân ở Pháp.

Người lang thang với 1.000 con cừu

Lối sống du mục bất định giống cặp vợ chồng Alice và Fabio không còn được nhiều người ở Italy chọn.

Du lich chau Au bang xe lua hinh anh

Du lịch châu Âu bằng xe lửa

0

Các chuyến tàu đêm và mạng lưới đường sắt tại châu Âu đang chuyển mình hồi sinh ngoạn mục, trở thành một cầu nối an toàn giúp châu lục này nới lỏng các biện pháp phòng dịch.

Anh Tú

Bạn có thể quan tâm