Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

"Nhật ký Vàng Anh": "Hội chứng" sợ... giàu!

Tập phim phát sóng tối 30.7 vừa qua, các nhân vật teen trong phim Nhật ký Vàng Anh đã dặn nhau thay đổi cách xưng hô, từ “ông, bà” sang “cậu, tớ”. Rồi họ thấy đơ quá nên chuyển qua gọi nhau bằng tên, lý do (trong phim) là bố mẹ bảo thế.

"Nhật ký Vàng Anh": "Hội chứng" sợ... giàu!

Tập phim phát sóng tối 30.7 vừa qua, các nhân vật teen trong phim Nhật ký Vàng Anh đã dặn nhau thay đổi cách xưng hô, từ “ông, bà” sang “cậu, tớ”. Rồi họ thấy đơ quá nên chuyển qua gọi nhau bằng tên, lý do (trong phim) là bố mẹ bảo thế.

Đây rõ là dấu hiệu cho sự “tiếp thu” của nhà đài sau một loạt các tranh luận ồn ào thời gian qua và cũng chứng tỏ tác dụng của hình thức truyền hình tương tác. Nhưng chuyện xung quanh phim này thì không đơn giản chỉ dừng lại ở sự thay đổi các đại từ nhân xưng…

`Nhật ký Vàng Anh`: `Hội chứng` sợ... giàu!

Cảnh trong Nhật ký Vàng Anh

Quan sát một cuộc tranh luận kéo dài trên báo bạn (giờ đã khép lại), (không chỉ) người viết nhận thấy rằng đã hiện diện một thứ hội chứng lạ xuất hiện quanh việc phát sóng bộ phim này. Nói rộng là cả hàng loạt những phản ứng trái chiều quanh một chương trình truyền hình như Nhật ký Vàng Anh (NKVA). Hội chứng ấy là chứng… sợ giàu (!).

Chứng “sợ giàu” xuất hiện khi hàng loạt ý kiến gay gắt phản đối việc bối cảnh phim sao toàn tập trung vào các gia đình… nhà giàu. Không hiểu sao một chuyện đơn giản mà lại gây nhiều tranh cãi như thế. Chẳng biết có nhiều người còn nhớ phim Người giàu cũng khóc hay không? Nhà giàu hay nhà nghèo thì cũng có đầy những “vấn nạn” của riêng mình.

Trong phim Hoa dã quỳ - bộ phim cũng đang nhận được những phê phán tương tự trường hợp NKVA - những người giàu phải vật vã với những nỗi đau của riêng mình. Nhưng không vì thế mà họ không có quyền sống trong những căn nhà đẹp đẽ.

Trong trường hợp này, không cứ phải đặt nhân vật vào cảnh nghèo khó cùng cực mới làm người xem xúc động. Nhật ký Vàng Anh không phải là dạng phim truyền hình truyền thống, chỉ là một dạng show phát sóng tương tác với những tình huống thông thường. “Tội” của nó, theo chủ ý của đa số tham gia tranh luận, chỉ là đã đặt các tình huống ấy vào trong các… nhà giàu. Rồi lên án “nhà giàu”, các lời phản đối chuyển sang… ủng hộ nhiệt tình chế độ học hè khổ sở.

`Nhật ký Vàng Anh`: `Hội chứng` sợ... giàu!

Lý giải phản ứng bất thường trên bằng một tâm lý phổ thông, là sự ghen tị. Đám trẻ thì không chỉ tị hiềm về sự giàu có của nhân vật trên phim mà còn không ưa cả những “đứa” đóng phim, theo cái suy nghĩ (nông cạn) thông thường là nếu là mình thì sẽ làm hay hơn (chúng nó).

Người lớn (giàu) thì khó chịu vì thấy sự giàu trên phim không giống như ngoài đời của mình; hoặc người lớn (chưa giàu) thì bực mình khi thấy kẻ giàu có vẻ được ưu ái hơn. Tóm lại, là những chuyện chẳng liên quan gì tới phim ảnh được áp dụng triệt để trong cuộc tổng công kích vừa qua.

Đó không phải là cách xem phim thực thụ. Người ta xem phim hoặc để biết câu chuyện phim sẽ dẫn đến đâu, hoặc xem hình ảnh đẹp hay xấu… Đem chuyện giàu, nghèo để bàn luận về một câu chuyện phim, rồi đi xa hơn, kết tội người làm phim bỏ quên người nghèo, quả là thiển cận.

Trên vô khối diễn đàn tự phát xung quanh hiện tượng này, bên cạnh những lời chê bai cho sướng miệng, có nổi lên một câu, nghe bâng quơ và cũng vui: Ơ kìa, giàu thì kệ người ta, liên quan gì mà cũng kêu cũng gào!

`Nhật ký Vàng Anh`: `Hội chứng` sợ... giàu!

Các diễn viên trong phim

 

Có một nghịch lý, chắc là sẽ xảy ra trong chính những người tham gia tích cực vào cuộc phê phán sự “giàu” trong phim NKVA. Đó là trong khi chê phim nhà, thì họ vẫn thích thú với những câu chuyện lâm li trong phim Hàn Quốc, với bối cảnh hầu hết là các nhà giàu, dù ở Hàn Quốc không phải không có người nghèo (ai chịu khó lục tìm xem một số phim truyện nổi tiếng của nước này sẽ biết).

Nhưng truyền hình phục vụ đại chúng, và có mục đích giúp người ta thư giãn, làm cho người ta ước mơ. Bối cảnh giàu sang được ưu tiên. Ai mà chẳng mơ ước được giàu sang, được hạnh phúc. Phương châm của phim Hàn Quốc là như thế.

Và chẳng phải chỉ ở Hàn Quốc mới có nguyên tắc không công khai như vậy. Một số phim Việt Nam gần đây đã đi theo công thức này, và trở thành những phim được xem nhiều nhất.

Việc “xoá đói giảm nghèo” hẳn không thuộc nhiệm vụ của phim truyền hình. Có hàng loạt những chương trình khác, hiệu quả hơn nhiều, xứng cho việc ấy. Với lại, chủ nghĩa cào bằng có thể áp dụng đâu đó, chứ không thể chỗ nào cũng nhào vào xâm lấn, nhất là phim truyền hình vốn ngày càng có tính phân hoá, nhắm vào các đối tượng khán giả nhất định.

Vì thế, các bậc phụ huynh nếu có không hiểu nổi phim dành cho con cái mình thì cũng đừng vội cấm cản chúng một cách nông cạn. Bởi chúng chẳng chịu ngồi chung với mẹ xem phim Hàn, Đài Loan lê thê sướt mướt và cũng đầy “vô lý” đâu!

`Nhật ký Vàng Anh`: `Hội chứng` sợ... giàu!

Trở lại chuyện các nhân vật Nhật ký Vàng Anh thay đổi cách xưng hô. Đó là ý muốn của phụ huynh, (đại diện cho cả loạt phụ huynh khác ở ngoài đời), vốn chẳng mấy khi biết con cái mình ở trường xưng hô với nhau ra sao. Cứ thấy trên phim nghe khó lọt tai (người lớn) của mình thì phản đối cái đã.

Và tất nhiên, bọn trẻ, đối tượng chủ yếu xem NKVA, chẳng vì thế mà phải thay đổi cái cách ưa thích mà chúng vẫn gọi nhau. Gọi tếu táo kiểu “ông, bà” hay phổ thông kiểu “mày, tao” thì cũng… vậy thôi. Nhật ký là của riêng Vàng Anh, sao cứ nghĩ là Nhật ký của mọi người?

Theo SGTT

Theo SGTT

Bạn có thể quan tâm