Chân người đàn ông bị liền cầu lợn. Ảnh: BVCC. |
Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) cho hay khoa Bệnh nhiệt đới của đơn vị này tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân 42 tuổi, bị nhiễm liên cầu lợn.
Người đàn ông có tiền sử khỏe mạnh, nhưng có sở thích thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái. Khoảng một tuần trước khi vào viện, ông có hiện tượng đau đầu âm ỉ kèm sốt không đỡ.
Tại bệnh viện, kết quả xét nghiệm chọc dịch não tủy cho thấy ông mắc viêm màng não do liên cầu lợn. Trong quá trình điều trị, người bệnh xuất hiện tình trạng giảm thính lực tai trái. May mắn, sau 2 tuần, bệnh nhân hết đau đầu, hết sốt, tuy nhiên thính lực cải thiện ít.
Theo các bác sĩ, viêm màng não là một dạng nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và di chứng nặng nề như điếc tai vĩnh viễn. Một số người bệnh phải điều trị dai dẳng do tái phát nhiều đợt.
Nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn có tỷ lệ tử vong chung cho các thể bệnh là 17%. Trường hợp người bệnh đã có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong rất cao lên đến 60-80%.
Các bác sĩ khuyến cáo để phòng ngừa viêm màng não nói riêng và các bệnh liên quan đến liên cầu lợn nói chung, người dân cần tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề; nấu chín thịt trước khi ăn.
Mọi người tuyệt đối không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, tiết canh, nem chua… đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
Các dụng cụ chế biến thịt lợn cần được bảo quản ở nơi sạch sẽ. Người xử lý thịt rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến và dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.
Khi hơi thở hóa thinh không
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y