ĐH Gia Định xác định điểm điều kiện đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường là từ 15 trở lên.
Điểm xét tuyển của thí sinh là tổng điểm của các môn trong tổ hợp xét tuyển đã tính điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định.
ĐH Công nghệ Sài Gòn công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của 8 ngành đào tạo là từ 15 đến 16 điểm.
Ngành có điểm sàn cao nhất của trường là Công nghệ thông tin, các ngành còn lại đều có điểm sàn 15.
Danh sách điểm sàn các ngành của ĐH Công nghệ Sài Gòn cụ thể như sau:
Điểm sàn các ngành đào tạo của ĐH Công nghệ TP.HCM (Hutech) từ 18 trở lên. Riêng ngành Dược học, nhà trường nhận hồ sơ theo ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của khối ngành Sức khỏe do Bộ GD&ĐT quy định.
15 điểm là mức nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT của ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Đây là điểm sàn chung cho tất cả ngành đào tạo của trường.
Riêng các ngành thuộc khối Sức khỏe và Giáo dục, nhà trường nhận hồ sơ đạt ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT.
ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM công bố điểm sàn theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT ở 25 ngành đào tạo từ 18. So với năm 2019, mức điểm sàn của nhà trường tăng từ 1 đến 2 điểm.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM là từ 16 đến 18 điểm. Hai ngành có điểm sàn cao nhất của trường là Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc, điểm sàn là 18.
Xem điểm sàn các ngành đào tạo của ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM tại đây.
ĐH Nguyễn Tất Thành công bố mức điểm sàn dự kiến cho 44 ngành đào tạo từ 15 đến 16.
Công nghệ kỹ thuật Ôtô và Quản trị kinh doanh là hai ngành có điểm sàn cao nhất của trường: 16.
Đối với các ngành thuộc khối Sức khỏe như Y khoa, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học và Y học dự phòng, ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ công bố điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT.