Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người cha 'biến mất' ở Trung Quốc

Nam giới Trung Quốc lâu nay được kỳ vọng theo đuổi sự nghiệp và để vợ chăm sóc con cái. Điều đó vẫn tồn tại dù một số thành phố lớn đang chứng kiến sự thay đổi.

Việc một người đàn ông ở nhà chăm con gần như chưa từng được biết đến ở Trung Quốc cho đến gần đây. Tuy nhiên theo thời gian, điều này đang dần thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Theo tài liệu nghiên cứu được biên soạn bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Viện Phúc lợi Trung Quốc và Đại học New York, từ năm 2018 đến 2020, ngày càng có nhiều ông bố bắt đầu đảm nhận vai trò chính trong việc chăm sóc con cái, theo Sixth Tone.

Tại Thượng Hải, tỷ lệ cha là người chăm sóc con cái vào ban đêm đã tăng 5% trong khoảng thời gian hai năm, bắt đầu từ năm 2018. Và chỉ 21% trẻ mẫu giáo ở Thượng Hải được mẹ chăm sóc vào ban ngày, bằng một nửa mức trung bình toàn quốc.

Phân tích dữ liệu từ năm 2012 đến năm 2020 cho thấy trong hầu hết gia đình Trung Quốc có con từ 14 tuổi trở xuống, mẹ và ông bà là người chăm sóc chính. Dữ liệu cho thấy sự chênh lệch đáng kể trong vai trò chăm sóc: Khoảng 80% trẻ em được mẹ hoặc ông bà đưa đón ở trường, trong khi chỉ có 7% nhận được sự hỗ trợ này từ cha. Ngoài ra, các ông bố chỉ chịu trách nhiệm lần lượt khoảng 4% và 5% công việc chăm sóc con hàng ngày và hàng đêm.

Trung Quoc,  dat nuoc ty dan,  cham soc con cai,  bo Trung Quoc,  bo cham soc con anh 1

Nhiều ông bố ở Thượng Hải bắt đầu dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Ảnh: VCG.

Phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Viện Phúc lợi Trung Quốc và Đại học New York cho thấy vị thế của Thượng Hải là một trung tâm kinh tế nổi tiếng với tính bao trùm và cởi mở. Phụ nữ ở đây có thu nhập và trình độ học vấn cao hơn, có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi trong việc chăm sóc con cái.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng khoảng cách thu nhập giữa cha mẹ ảnh hưởng đáng kể đến cách phân chia nhiệm vụ chăm sóc trẻ em trong gia đình. Khi thu nhập của chồng cao hơn hoặc tương đương với thu nhập của vợ, phụ nữ có xu hướng đảm nhận phần lớn nhiệm vụ chăm sóc con cái.

Mặc dù vẫn còn khoảng cách giới trong thu nhập, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc giữ vị trí cao trong công ty và có thu nhập cao hơn bạn đời, và họ không muốn hy sinh sự nghiệp sau khi sinh con. Để đối phó với tỷ lệ sinh giảm ở Trung Quốc, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp, chính sách khác nhau nhằm giảm bớt gánh nặng chăm sóc trẻ em cho các gia đình.

Các chuyên gia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách chính sách, bao gồm tăng cường hệ thống nghỉ thai sản và nghỉ chăm sóc con cái. Thời gian nghỉ sinh con là rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự tham gia của người cha vào việc chăm sóc con cái. Những chính sách này có thể là biện pháp để giải quyết vấn đề “nuôi dạy con cái một mình” của người phụ nữ.

Do đó, nhiều thành phố tại Trung Quốc đã áp dụng các chính sách tương tự, tạo cơ hội cho cả cha và mẹ trong việc nuôi dạy con. Ví dụ, ở tỉnh Quảng Đông, mỗi phụ huynh có con dưới ba tuổi được hưởng 10 ngày “nghỉ chăm sóc trẻ” mỗi năm.

Tuổi 17, sức khỏe tinh thần của mình tuột dốc trầm trọng

"Năm 17 tuổi đó, đã không có ai nói với mình rằng, không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi" là một đoạn trích trong cuốn Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư.

Sách là hành trình khám phá thế giới nội tâm của một người trẻ, đầy hỗn loạn của những suy nghĩ trăn trở, những dằn vặt, những cuộc chiến nội tâm, những cảm xúc vừa phức tạp cũng vừa rất đỗi con người.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm