Nhiều thế hệ sinh viên Nhân văn dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường
Thứ hai, 20/11/2017 18:15 (GMT+7)
18:15 20/11/2017
Sáng 20/11, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và nhiều cựu sinh viên đã về dự.
ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM thành lập từ năm 1957. Tiền thân là ĐH Văn Khoa Sài Gòn, sau đó, trường đổi tên thành ĐH Tổng Hợp TP.HCM. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và phát triển, thu hút đông đảo cựu sinh viên về dự.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải... và nhiều cựu sinh viên tiêu biểu từng đã về dự lễ kỷ niệm 60 năm.
PGS.TS Võ Văn Sen - Hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM - ôn lại lịch sử thành lập trường gắn liền lịch sử đấu tranh giữ nước. Ngôi trường đã nuôi dưỡng lòng yêu nước của nhiều thế hệ, nơi đào tạo những con người tiêu biểu, có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội.
Những tiết mục văn nghệ ôn lại phong trào đấu tranh của sinh viên Văn khoa trong quá khứ được tái hiện trên sân khấu.
Góp mặt trong tiết mục văn nghệ có ca sĩ Hồ Trung Dũng. Anh là cựu sinh viên khoa tiếng Đức (niên khóa 2000 -2004), hiện tại là giảng viên Ngữ văn - Đức tại trường.
NSƯT Nguyễn Hải Phượng là một trong 60 cựu sinh viên tiêu biểu được bình trường bình chọn tham gia tiết mục đàn tranh với ca khúc "Xuân quê hương".
Ngồi lặng lẽ dưới hàng ghế, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển dõi theo chương trình khi vừa trải qua cơn bạo bệnh. Ông sinh năm 1948, là cựu sinh viên của ĐH Văn khoa, chuyên ngành Triết học phương Đông. Ngoài sáng tác nhạc, ông còn viết báo, dạy học tại ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn TP.HCM.
Các GS, TS đầu ngành cũng góp mặt tại buổi lễ, trong ảnh là TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu.
Sau nhiều năm, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM mới có một sự kiện lớn như lần này, thu hút đông đảo cựu sinh viên về tham dự.
MC Nguyễn Hoài Anh, cựu sinh viên khoa Đông phương học, biên tập viên của Đài Truyền hình Việt Nam.
GS sử học Larry Berman, người viết sách X6 - Điệp viên hoàn hảo kể về cuộc đời của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, được đông đảo độc giả Việt Nam hưởng ứng.
Bên cạnh buổi lễ long trọng, sinh viên còn tổ chức phần hội kỷ niệm 60 năm thành lập. Nhiều tiết mục văn nghệ được biểu diễn sôi động trên sân trường.
Hai cô gái sinh viên khoa Nhật Bản học tươi cười trong ngày kỷ niệm thành lập trường.
Nguyễn Ngọc Yến Oanh, sinh viên năm thứ nhất, cho biết cô thích khoa Báo chí và Truyền thông nhưng không đủ điểm nên đăng ký học khoa Văn học và Ngôn ngữ.
Oanh chia sẻ khoa Báo chí và Truyền thông có điểm đầu vào hàng năm cao nhất trường, đào tạo hàng trăm nhà báo giỏi. Họ đang công tác cả ở trong nước và quốc tế.
Những lời chúc được các bạn sinh viên gửi đến nhà trường, thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Điểm chung của Diễm Hiền, Minh Phương, Thanh Hằng, ba giáo viên 9X trường Tiểu học Marie Curie, Hà Nội, là rất trẻ, được làm việc trong môi trường giáo dục hiện đại.
Thầy cô thời công nghệ có xu hướng xóa bỏ nhiều lễ nghi để gần gũi hơn với học trò. Họ luôn bắt kịp xu hướng mới, thấu hiểu tâm tư, sở thích của học sinh theo cách rất trẻ trung.
Sáng 20/11, không khí ngày Nhà giáo Việt Nam rộn rã, vui tươi bao trùm ở các trường học. Nhiều cựu học sinh trở về thăm thầy cô, ôn lại kỷ niệm một thời “nhất quỷ, nhì ma”.