Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều trường cao đẳng, trung cấp có nguy cơ đóng cửa

Đến năm 2021, cả nước sẽ giảm tối thiểu 10% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (riêng trường trung cấp là 15%) và tiếp tục giảm thêm 10% đến năm 2025.

Đó là những nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết chuyên đề về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 của Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh Xã hội vừa ban hành.

Theo đó, thời gian tới các cơ sở yếu kém hay hoạt động không hiệu quả sẽ được sáp nhập hoặc giải thể, đồng thời từng bước sáp nhập các trường trung cấp vào trường cao đẳng; sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp thành một cơ sở GDNN trên địa bàn cấp huyện, hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng, trung cấp để tổ chức đào tạo.

Truong cao dang dong cua anh 1
Học sinh học nghề. Ảnh minh họa: Pháp Luật TP.HCM.

Mục tiêu của Nghị quyết là đến năm 2021 phấn đấu nâng quy mô tuyển sinh đạt 2,6 triệu người mỗi năm. Ít nhất 80% người học ra có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.

40 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao, trong đó từ 3-5 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20 (nhóm các nền kinh tế lớn); 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 (gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines).

Đến năm 2025, nâng quy mô tuyển sinh đạt trên 4,6 triệu người, có 70 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao.

Trong đó, từ 5-7 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4. Đến năm 2030, GDNN Việt Nam sẽ phấn đấu đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN.

Mạng lưới các cơ sở GDNN, đến 2021, sẽ giảm tối thiểu 10% số cơ sở GDNN công lập, trong đó số lượng trường trung cấp giảm tối thiểu 15%. Có ít nhất 10% cơ sở GDNN công lập tự chủ về tài chính. Đến năm 2025 tiếp tục giảm tối thiểu 10% số cơ sở GDNN công lập so với 2021; phấn đấu có tối thiểu 20% cơ sở GDNN công lập tự chủ về tài chính.

Hiện cả nước có khoảng 1.900 cơ sở GDNN, trong đó 409 trường cao đẳng, 583 trường trung cấp và hơn 900 trung tâm GDNN.

Sinh viên Sài Gòn chế tạo robot tư vấn tuyển sinh đại học Robot Mi A do nhóm sinh viên bộ môn Cơ điện tử, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, chế tạo, có thể giao tiếp, phục vụ, dạy học, tư vấn tuyển sinh, chụp ảnh.

Thêm gần 80 ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp

Bộ Lao động - Thương binh Xã hội vừa ban hành Thông tư 06 bổ sung gần 80 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng thuộc 14 lĩnh vực như: sư phạm, pháp luật, nghệ thuật, báo chí, kinh tế…

Cụ thể, trình độ cao đẳng có các ngành: Sư phạm kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật biểu diễn dân ca, tạp kỹ, tếng Anh thương mại, tiếng Anh du lịch, tiếng Anh lễ tân nhà hàng - khách sạn, công nghệ phát thanh - truyền hình, thư viện - thông tin, công nghệ thiết bị trường học, văn thư - lưu trữ, kinh doanh xuất nhập khẩu, bán hàng trong siêu thị, quản lý vận tải và dịch vụ logistics, pháp luật về quản lý hành chính công, kỹ thuật xăng dầu…

Bậc trung cấp có các ngành: Quản lý siêu thị, trợ lý tổ chức đấu giá tài sản, công nghệ gia công bao bì, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất muối và hóa chất sau muối, bào chế dược phẩm, trinh sát đặc biệt...

5 nhóm ngành sẽ phát triển trong xu thế của cuộc cách mạng 4.0

Công nghệ thông tin được cho là một trong 5 nhóm ngành sẽ phát triển trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.


https://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/nhieu-truong-cao-dang-trung-cap-co-nguy-co-dong-cua-817726.html

Theo Phạm Anh / Pháp Luật TP.HCM

Bạn có thể quan tâm