Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhóm 9X Hà thành đam mê dạy trẻ viết báo vì môi trường

Nhóm 9X thuộc tổ chức CLB Nhà Báo Xanh đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để xây dựng dự án dạy miễn phí những đứa trẻ xa lạ tại Yên Lạc – Vĩnh Phúc cách viết báo vì môi trường.

Ước mơ người đi ươm mầm xanh

CLB Nhà Báo Xanh là một tổ chức tập hợp những người làm báo trẻ, yêu thích viết báo về môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Tổ chức này do nữ phóng viên trẻ đài Truyền hình Hà Nội, Trần Thị Thúy Bình, sáng lập và đi vào hoạt động năm 2010. Sau 3 năm, hiện CLB đã thu hút sự tham gia của nhiều bạn trẻ. Tất cả các thành viên trong CLB mới ngoài 20. Họ là sinh viên các trường đại học FPT, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, đại học Điện Lực…

Năm 2013, CLB đã tổ chức thành công lớp học đào tạo báo chí môi trường mang tên Bút Xanh Mê Linh. Dự án diễn ra tại thôn Tam Đồng, Mê Linh, Hà Nội. Sau khi kết thúc đã gây được những tiếng vang lớn.

Ước mơ người đi ươm mầm xanh CLB Nhà Báo Xanh là một tổ chức tập hợp những người làm báo trẻ, yêu thích viết báo về môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Tổ chức này do nữ phóng viên trẻ đài Truyền hình Hà Nội, Trần Thị Thúy Bình, sáng lập và đi vào hoạt động năm 2010. Sau 3 năm, hiện CLB đã thu hút sự tham gia của nhiều bạn trẻ. Tất cả các thành viên trong CLB mới ngoài 20. Họ là sinh viên các trường Đại học FPT, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Đại học Điện Lực…  Năm 2013, CLB đã tổ chức thành công lớp học đào tạo báo chí môi trường mang tên Bút Xanh Mê Linh. Dự án diễn ra tại thôn Tam Đồng, Mê Linh, Hà Nội. Sau khi kết thúc đã gây được những tiếng vang lớn.

Các tình nguyện viên CLB Nhà Báo Xanh cùng các học viên của dự án Bút Xanh Mê Linh

Theo chị Thúy Bình, Chủ nhiệm CLB, đối tượng học viên của dự án là các em nhỏ từ 9-10 tuổi thuộc các vùng nông thôn, ngoại ô Hà Nội. “Lứa tuổi của các em đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, nếu khơi gợi tình yêu và sự quan tâm của các em đối với môi trường thành công, chắc chắn, các em sẽ có những suy nghĩ và hành động tích cực có lợi cho môi trường. Ngoài ra, trẻ em có tác động tích đến bố mẹ và người thân. Khi các em có những hành động đúng, người lớn có thể nhìn lại và điều chỉnh thái đô, hành vi của bản thân”.

Tuy nhiên, chị Bình cũng cho hay, việc đào tạo các em nhỏ mới chỉ 9-10 tuổi trở thành những phóng viên yêu môi trường là một thử thách rất lớn. Bởi, ở độ tuổi này, các em thường ham chơi, khả năng tập trung kém. Đối với nhiều trẻ nông thôn, khái niệm phóng viên nhí với các em vẫn còn là những cụm từ xa vời.

"Thiếu nhi nông thôn và các vùng phụ cận Hà Nội chưa có nhiều sân chơi tri thức để giải trí sau giờ học. Khi thực hiện dự án ở Vĩnh Phúc (Mê Linh, Hà Nội), chúng tôi nhận thấy các em rất có nhu cầu và thiết tha với các hoạt động truyền thông môi trường. Nhu cầu và sự nhiệt tình tham gia của các em đã khích lệ chúng tôi nhân rộng mô hình Vĩnh Phúc đến các địa phương khác", chị Thúy Bình chia sẻ thêm: "Chúng tôi may mắn vì nhận được sự ủng hộ của nhiều bạn trẻ cho sáng kiến của mình".

Khởi động từ con số 0

Theo bạn Phạm Thanh Huyền, CLB Nhà Báo Xanh là tổ chức tự do, không có kinh phí. Không chịu thụ động xin tài trợ từ các dự án phi chính phủ, một sáng kiến đã được đưa ra: tất cả cùng kinh doanh để gây Quĩ cho dự án Bút Xanh. Họ chọn buôn hoa, quà các dịp Valentine, Quốc tế Phụ nữ và tổ chức các gian hàng tại các hội chợ lớn trên địa bàn thủ đô.

Các bạn nói với nhau: “Giấc mơ bạn mơ một mình chỉ là một giấc mơ. Giấc mơ bạn mơ cùng người khác là hiện thực”.

Các bạn trẻ đi bán sô-cô-la gây quỹ tình nguyện dịp Valentine.
Các bạn trẻ đi bán sô-cô-la gây quỹ tình nguyện dịp Valentine.
Các thương lái tay trái chọn hình thức kinh doanh qua mạng xã hội.
Các thương lái tay trái chọn hình thức kinh doanh qua mạng xã hội.

“Mình còn nhớ rất rõ những ngày Valentine vừa rồi, trời mưa rét buốt trong khi những đơn hàng tận vùng ngoại ô xa lắc. Nhiều lần các thành viên cũng nản chí. Nhưng chỉ cần nghĩ rằng, thêm một đơn hàng là thêm tiền quỹ dạy trẻ làm báo môi trường, mọi người lại có thêm động lực để cố gắng” – Huyền chia sẻ.

“Giáo trình này phải xây dựng tập trung, hiệu quả. Làm sao để khi kết thúc khóa học, từ những em nhỏ chưa biết làm báo, thực sự trở thành những phóng viên yêu môi trường, dám hành động vì một tương lai xanh. Các em phải được làm báo, làm báo một cách chuyên nghiệp tại những tờ báo dành cho thiếu nhi. Tôi đã nghĩ đến các báo Thiên thần nhó, Nhi đồng… Nhưng để tác phẩm của các em nhỏ thuộc dự án Bút Xanh được đăng tải trên đó thực sự là một thử thách rất lớn” – Phó chủ nhiệm CLB trăn trở.

Thêm nhiều trải nghiệm mới

Thi Giang, sinh viên đại học Điện lực, một tình nguyện viên của dự án tâm sự: “Tôi đã quen được nhiều người bạn mới, học được nhiều kinh nghiệm dạy học từ khi gia nhập CLB. Mỗi lần đứng lớp dạy các em nhỏ là một trải nghiệm tuyệt vời”.

Những giờ học tập thể với các clip môi trường.
Những giờ học tập thể với các clip môi trường.
Khoảnh khắc gắn bó giữa các tình nguyện viên.
Khoảnh khắc gắn bó giữa các tình nguyện viên.
Những kỉ niệm khó quên giữa các tình nguyện viên và các học viên của dự án Bút Xanh Mê Linh.
Những kỉ niệm khó quên giữa các tình nguyện viên và các học viên của dự án Bút Xanh Mê Linh.

Không chỉ có hoạt động dạy trẻ em làm báo, CLB Nhà Báo Xanh còn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm làm báo vì môi trường với các chuyên gia trong và ngoài nước.

Dự án Bút Xanh – Yên Lạc sẽ diễn ra trong vòng tháng 7 với nhiều hoạt động tình nguyện ý nghĩa. Các tình nguyện viên sẽ trực tiếp đến với vùng ngoại ô Hà Nội, trải nghiệm cuộc sống thực tế của những người nông dân Yên Lạc. Đó sẽ là cơ hội để các bạn trẻ yêu viết báo gặp gỡ, giao lưu và gắn bó với nhau.

Thu Hường

Bạn có thể quan tâm