Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhóm ủng hộ LGBT ở Trung Quốc ngừng hoạt động

LGBT Rights Advocacy China, tổ chức phi lợi nhuận cung cấp hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng nhóm người này ở xứ tỷ dân, thông báo về động thái trên hôm 5/11, theo SCMP.

“Chúng tôi biết ơn sự đồng hành và hỗ trợ của mọi người trong những năm qua. Xin hãy chấp nhận lời xin lỗi chân thành của chúng tôi cho mọi sự bất tiện có thể xảy ra. Tương lai còn nhiều bất trắc nhưng chúng tôi mong một ngày mây tan và có thể thấy bầu trời xanh một lần nữa”, thông điệp cuối cùng của nhóm trên mạng xã hội WeChat cho biết.

LGBT Rights Advocacy China không tuyên bố tan rã dù họ không đưa ra lịch trình về thời gian hoạt động trở lại hoặc trụ sở ở thành phố Quảng Châu có còn mở hay đã đóng cửa.

Trang Facebook của nhóm vẫn có thể truy cập, mặc dù nền tảng này bị cấm ở Trung Quốc.

Nhom ung ho LGBT o Trung Quoc bi xoa so anh 1

Các nhóm LGBT ở Trung Quốc bị cuốn vào cuộc đàn áp xã hội rộng lớn. Ảnh: AFP.

Kể từ khi được thành lập vào năm 2016, LGBT Rights Advocacy China dẫn dắt một số chiến dịch nổi bật, trong đó có thúc đẩy hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào năm 2019 và cuộc điều tra dân số công nhận quan hệ đồng giới vào năm sau.

Năm ngoái, tổ chức này đã giúp Xixi, nhà hoạt động LGBT, khi đó là sinh viên đại học ở Quảng Châu, kiện một nhà xuất bản vì mô tả đồng tính luyến ái là “chứng rối loạn tâm lý” trong sách giáo khoa được phổ biến rộng rãi. Tòa án cuối cùng phán quyết có lợi cho nhà xuất bản.

Một báo cáo của truyền thông Trung Quốc được công bố cùng năm ước tính gần 70 triệu người xứ tỷ dân là LGBT.

Trung Quốc hợp pháp hóa hoạt động tình dục đồng giới từ năm 1997. Năm 2001, đồng tính luyến ái được loại khỏi danh sách bệnh tâm thần.

Tuy nhiên, trong năm qua, cộng đồng LGBT của Trung Quốc phải chịu áp lực ngày càng lớn khi chính quyền tiến hành các cuộc đàn áp sâu rộng nhằm vào các lĩnh vực giải trí, công nghệ, giáo dục và kinh doanh của đất nước.

Các quan chức ngày càng đẩy mạnh tuyên bố rằng văn hóa LGBT là “ý tưởng du nhập từ phương Tây”. Họ cũng bày tỏ lo ngại rằng các nền tảng công nghệ lớn đang truyền bá quan điểm sai lệch có thể làm thay đổi quan niệm truyền thống về giới.

Tháng 7, những người kiểm duyệt WeChat xóa sổ hàng chục tài khoản LGBT do sinh viên và các tổ chức phi chính phủ điều hành. Động thái này đã làm dấy lên lo ngại trong các nhóm và nhà hoạt động LGBT.

Những lo ngại này càng gia tăng một tháng sau đó, khi Đại học Thượng Hải yêu cầu các trường trực thuộc thực hiện khảo sát về “trạng thái tâm lý” của sinh viên. Đây được coi là cách hữu ích nhằm xác định và lập hồ sơ cho sinh viên LGBT.

Tháng 9, cơ quan quản lý truyền thông hàng đầu của Trung Quốc kêu gọi tẩy chay thứ mà họ gọi là “thần tượng ngốc nghếch”, ám chỉ những thần tượng nhạc pop trang điểm hoặc có vẻ ngoài “kém nam tính”. Ngay sau đó là lệnh cấm mô tả “tình yêu đồng tính” và “đàn ông ẻo lả” trong trò chơi điện tử.

Bị chỉ trích vì mỉa mai đàn ông nghỉ phép chăm con

Joe Lonsdale, nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng người Mỹ, gây ra sự phẫn nộ khi gọi những người mới lên chức bố là “kẻ thất bại” nếu họ ở nhà nhiều tháng để trông con.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm