Dành riêng cho các “bác sĩ cảm xúc”, nhiều người tò mò về chương trình đào tạo cũng như công việc của những người theo ngành tâm lý học.
Nhiều cơ hội và thách thức
Với tốc độ phát triển của xã hội hiện đại, tỷ lệ stress gia tăng, con người thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề rối loạn tâm lý và nguy cơ trầm cảm. Trong vài năm trở lại đây, nhận định của xã hội đối với vai trò của các chuyên gia tâm lý đã sâu sắc và cởi mở hơn. Khi đối diện với các vấn đề về tâm lý, nhiều người đã ý thức được việc tìm đến sự giúp đỡ của những “bác sĩ cảm xúc” hơn là tự giải quyết hoặc nhận tư vấn từ bạn bè, người thân. Cộng thêm sự khan hiếm các trường đào tạo đã lý giải cho việc tâm lý học trở thành ngành hot và “cầu vượt cung” trong thời gian gần đây.
Chia sẻ về cơ hội việc làm cho sinh viên ngành tâm lý học, ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường TP HCM, cho biết: “Từ nay đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành tâm lý học sẽ cao vì rất cần thiết cho các cơ quan giáo dục, y tế, doanh nghiệp… Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của ngành này là hơn 1.000 người”. Nhiều bác sĩ tâm lý đã thành công và thu hút được sự chú ý, tin tưởng của công chúng. Sự thành công ấy càng tạo thêm động lực cho các bạn trẻ đam mê mạnh dạn theo ngành học này.
Nếu đủ đam mê, việc trở thành một bác sĩ tâm lý sẽ không quá khó.
|
Một bác sĩ tâm lý có thể thỏa sức chinh phục nhiều lĩnh vực cần đến sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý. Sinh viên khoa Tâm lý học trường ĐH Văn Hiến chia sẻ: “Học tâm lý học, mình không lo lắng về cơ hội việc làm sau khi ra trường. Ngay từ năm 3, mình đã làm trợ giảng bồi dưỡng kỹ năng mềm cho các em nhỏ tại các trường tiểu học quốc tế. Với kinh nghiệm làm việc thực tế và kiến thức truyền đạt từ các giảng viên kinh nghiệm ở trường, mình tự tin sau khi ra trường sẽ được các công ty quản lý nhân lực, trung tâm tư vấn tâm lý hay các trường học chào mời”.
Sinh viên khoa Tâm lý học tư vấn tâm lý tuổi vị thành niên cho các em học sinh.
|
Đương nhiên đi kèm với những cơ hội lớn luôn là thách thức. Nhưng theo ngành tâm lý học, sinh viên sẽ được đối đầu với những thách thức thú vị. Ở ngành này, sinh viên sẽ học từ tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học tội phạm, tâm lý học tôn giáo, tâm lý học quản trị kinh doanh… cho đến tâm lý học vũ trụ. Bên cạnh lý thuyết, sinh viên phải dành nhiều thời gian cho việc quan sát, học hỏi và thực hành trên chính những trường hợp xung quanh. Việc luyện giọng nói tròn vành rõ chữ và truyền cảm, thu hút cũng là lợi thế cho nghề nghiệp sau này.
Sinh viên ngành tâm lý học - ĐH Văn Hiến trong chuyến thực tế tại Bệnh viện Tâm thần Bà Rịa - Vũng Tàu.
|
PGS. TS Trần Tuấn Lộ, giảng viên ngành tâm lý học, ĐH Văn Hiến, tư vấn: “Bất cứ ngành học nào cũng cần môi trường thực tập thường xuyên, đặc biệt là đối với ngành tâm lý học. Tại ĐH Văn Hiến, chúng tôi thường xuyên tổ chức cho sinh viên tâm lý học đi thực tế nghề nghiệp tại các bệnh viện, trung tâm quản trị nhân sự để quan sát, học hỏi, nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia và có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Bên cạnh những kiến thức nhà trường mang lại, các em cần chú ý rèn luyện cái tâm và đạo đức nghề nghiệp từ khi còn ngồi ghế nhà trường. Một nhân sự có tài lẫn có tâm thì mới trở thành một con người có ích cho xã hội”.
Tìm hiểu thêm về ngành tâm lý học qua nhật kí một ngày thú vị của sinh viên ĐH Văn Hiến tại đây.
Mỗi năm, ĐH Văn Hiến tuyển khoảng 60 sinh viên ngành tâm lý học. Nhằm mở rộng cánh cửa chào đón các tân sinh viên có thành tích học tập tốt qua 3 năm THPT, bên cạnh hình thức xét tuyển theo điểm kỳ thi THPT Quốc gia, trường còn dành 60% chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển học bạ.
Các học bạ gửi về sẽ được giảng viên của từng khoa xem xét và gọi điện tư vấn trực tiếp nhằm giúp sĩ tử tìm được định hướng phù hợp nhất. Hiện tại, trường xét tuyển học bạ đợt 5 và sẽ kết thúc vào ngày 31/8.