Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những 9X tài năng, bản lĩnh khiến cả thế giới nể phục

Họ là những người đạt thành tích cực khủng khi tuổi còn rất trẻ.

Người trẻ nhất được trao bằng cử nhân Luật tại Anh

Gabriell Turnquest (1995) là cô bạn đến từ Florida (Mỹ) và đã tốt nghiệp Đại học Liberty ở Virginia với bằng Cử nhân tâm lý học khi chỉ mới 16 tuổi. Sau đó, cô đi học Luật tại Anh. Vừa mới đây, Gabriell đã ghi tên mình vào trang sử 600 năm ngành Luật khi trở thành người trẻ nhất lấy được bằng cử nhân Luật của Anh Quốc.

Thành tích của Gabriell được giới truyền thông chú ý và ca ngợi hết lời bởi từ trước đến nay những người lấy được bằng cử nhân này tại Anh đều trên 27 tuổi. Hiện tại, cô nàng tài giỏi này đã trở về quê hương và tiếp tục tham gia nghiên cứu thêm về một ngành khá mới mẻ là Luật Thời trang.

Nữ luật sư trẻ nhất nước Anh.

Dược sỹ trẻ tuổi nhất nước Mỹ

Vào năm 2013, Sho Yano (1990) là người trẻ nhất tốt nghiệp ngành dược tại Đại học Dược Chicago. Khi Yano mới 12 tuổi đã được công nhận thành tích trên và thậm chí còn vượt trội hơn những sinh viên lớn tuổi hơn cậu.

Sho đã biết đọc, biết viết năm 2 tuổi. Năm 3 tuổi, cậu bắt đầu chơi piano, đánh những bản nhạc của Chopin một cách điêu luyện và bắt đầu sáng tác khi lên 4 tuổi. Năm 8 tuổi, Yano được đạt được 1500/1600 điểm trong bài thi SATs của mình, và bước chân vào đại học khi lên 9 tuổi. Yano đã tốt nghiệp Đại học Chicago với bằng Cử nhân loại Ưu sau ba năm trước khi tiếp tục theo đuổi ngành y.

Sho Yano đang khám cho bệnh nhân.
Taylor Wilson và cuộc cách mạng tạo ra năng lượng hạt nhân an toàn

Cậu bạn Taylor Wilson (1994) là người trẻ nhất thế giới chế tạo thành công “Fusor” – một thiết bị dùng để tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân. Sau đó, cậu đã chế tạo nên lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ, hoạt động ít tốn kém hơn, nhưng cũng an toàn hơn.

Thiết kế của Wilson được xác nhận là hiệu quả cao hơn 15% so với lò phản ứng hiện nay, và nó được tiếp nhiên liệu 30 năm một lần thay vì 18 tháng một lần. Wilson cho biết thiết kế của cậu sẽ làm giảm bớt giá cả chi trả cho việc sử dụng năng lượng, góp phần hạn chế sự biến đổi khí hậu để bảo vệ môi trường. Đây là phát minh tuyệt vời của Wilson khi cậu chỉ mới 14 tuổi.

Hiện tại Wilson đang theo học tại Đại học Nevada và vẫn cần mẫn làm việc hàng ngày để tìm ra nguồn năng lượng có thể cung cấp điện miễn phí.

Taylor trong một buổi thuyết trình.
Cậu bé "khắc tinh" của bệnh ung thư tuyến tụy

Điểm chết người của bênh ung thư tuyến tụy là bệnh rất khó phát hiện, hầu hết các ca ung thư tuyến tụy đều phát hiện quá muộn để có thể cứu chữa cho bệnh nhân. Sau khi chứng kiến một người bạn của mình qua đời do ung thư tuyến tụy, Jack Thomas Andraka (1997) quyết định cống hiến cuộc đời để tìm ra biện pháp phát hiện ra bệnh sớm nhất.

Ở tuổi 16, cậu là một nhà phát minh, nhà khoa học và nghiên cứu về ung thư. Jack bắt đầu thực hiện nghiên cứu của mình khi còn là học sinh năm đầu cấp 2 và tự mình làm mọi thứ. Cậu tìm kiếm các thông tin, liên hệ các phòng thí nghiệm, kêu gọi ngân sách tài trợ.

Năm 2012, sau khi công bố và trình bày nghiên cứu của mình tại Hội chợ Khoa học kỹ thuật Quốc tế, Jack đã được nhận giải thưởng Gordon E. Moore trị giá 100.000USD và giải thưởng phát minh của Intel. Cậu đã chứng minh cho thế giới thấy phương pháp chẩn đoán ung thư của mình nhanh gấp 28 lần, ít tốn kém gấp 26000 lần và độ nhạy gấp 100 lần so với phương pháp chẩn đoán cũ.

Phương pháp chẩn đoán ung thư của Jack nhanh gấp 28 lần phương pháp cũ.

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm