Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những ảnh hưởng tiêu cực của stress tới sắc đẹp

Để tránh khỏi những vấn đề về sắc đẹp do stress gây ra, bạn cần biết chính xác nguyên nhân khiến nó trở thành kẻ thù của phái đẹp.

1. Nếp nhăn: Cortisol, một hormone mà cơ thể sản sinh khi bạn đang căng thẳng, có nhiều tác dụng phụ nguy hại, từ huyết áp cao tới những thay đổi trong quá trình trao đổi chất dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, tác động tồi tệ nhất mà nó gây ra đối với sắc đẹp của bạn là phá vỡ lớp collagen. Bạn sẽ đánh mất dần làn da sáng bóng, cùng lúc với sự xuất hiện của các nếp nhăn và vết chân chim.
1. Nếp nhăn: Cortisol, một hormone mà cơ thể sản sinh khi bạn đang căng thẳng, có nhiều tác dụng phụ nguy hại, từ huyết áp cao tới những thay đổi trong quá trình trao đổi chất dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, tác động tồi tệ nhất mà nó gây ra đối với sắc đẹp của bạn là phá vỡ lớp collagen. Bạn sẽ đánh mất dần làn da sáng bóng, cùng lúc với sự xuất hiện của các nếp nhăn và vết chân chim.
2. Mụn: Stress và mụn trứng cá có mối quan hệ rất phức tạp và đối với những người trưởng thành, mụn trứng cá rất dễ trở thành một trong những vấn đề lớn nhất do stress gây ra. Việc lo lắng về những nốt mụn và nặn mụn sẽ chỉ làm lây lan các vi khuẩn góp phần khiến da nổi mụn và khiến tình trạng càng tồi tệ hơn. Hãy giữ mức độ căng thẳng trong tầm kiểm soát để nó không kéo theo những nốt mụn trên da.
2. Mụn: Stress và mụn trứng cá có mối quan hệ rất phức tạp và đối với những người trưởng thành, mụn trứng cá rất dễ trở thành một trong những vấn đề lớn nhất do stress gây ra. Việc lo lắng về những nốt mụn và nặn mụn sẽ chỉ làm lây lan các vi khuẩn góp phần khiến da nổi mụn và khiến tình trạng càng tồi tệ hơn. Hãy giữ mức độ căng thẳng trong tầm kiểm soát để nó không kéo theo những nốt mụn trên da.
3. Rụng tóc: Căng thẳng trong thời gian dài cũng có thể gây rụng tóc. Thông thường, hệ quả này chỉ lộ rõ khoảng 3 tháng sau khi căng thẳng gia tăng. Do các hormone gây căng thẳng có thể khiến các nang lông ngừng hoạt động tích cực và chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, phần lớn tóc sẽ rụng sau đó và với những phương pháp kiểm soát stress phù hợp, tóc bạn sẽ mọc trở lại.
3. Rụng tóc: Căng thẳng trong thời gian dài cũng có thể gây rụng tóc. Thông thường, hệ quả này chỉ lộ rõ khoảng 3 tháng sau khi căng thẳng gia tăng. Do các hormone gây căng thẳng có thể khiến các nang lông ngừng hoạt động tích cực và chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, phần lớn tóc sẽ rụng sau đó và với những phương pháp kiểm soát stress phù hợp, tóc bạn sẽ mọc trở lại.
4. Làm trầm trọng những vấn đề về da: Chàm, vẩy nến và trứng cá đỏ đều chịu ảnh hưởng từ mức độ căng thẳng, nhưng ngay cả khi không gặp phải bất kỳ vấn đề nào về da, bạn vẫn có thể trở thành nạn nhân của stress. Phát ban và nổi mẩn do stress sẽ làm da bạn kém đẹp hơn hẳn.
4. Làm trầm trọng những vấn đề về da: Chàm, vẩy nến và trứng cá đỏ đều chịu ảnh hưởng từ mức độ căng thẳng, nhưng ngay cả khi không gặp phải bất kỳ vấn đề nào về da, bạn vẫn có thể trở thành nạn nhân của stress. Phát ban và nổi mẩn do stress sẽ làm da bạn kém đẹp hơn hẳn.
5. Mất ngủ: Trong khi thiếu ngủ không hẳn là một trong những vấn đề về sắc đẹp do stress trực tiếp gây ra, nó vẫn tác động đến ngoại hình của bạn một cách rõ rệt. Khi cortisol gây rối loạn sự cân bằng hormone, bạn sẽ ít có khả năng ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, nó có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và những món đồ ăn ngọt vào bữa khuya sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như vẻ ngoài của bạn.
5. Mất ngủ: Trong khi thiếu ngủ không hẳn là một trong những vấn đề về sắc đẹp do stress trực tiếp gây ra, nó vẫn tác động đến ngoại hình của bạn một cách rõ rệt. Khi cortisol gây rối loạn sự cân bằng hormone, bạn sẽ ít có khả năng ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, nó có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và những món đồ ăn ngọt vào bữa khuya sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như vẻ ngoài của bạn.
6. Mắt sưng húp: Cùng với sự thiếu ngủ, stress cũng có thể khiến bạn có quyết định sai lầm khi chọn lựa đồ ăn, nếu bạn không thể cưỡng lại những đồ ăn mặn, bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng giữ nước và thức dậy với đôi mắt sưng húp mệt mỏi.
6. Mắt sưng húp: Cùng với sự thiếu ngủ, stress cũng có thể khiến bạn có quyết định sai lầm khi chọn lựa đồ ăn, nếu bạn không thể cưỡng lại những đồ ăn mặn, bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng giữ nước và thức dậy với đôi mắt sưng húp mệt mỏi.
7. Quầng thâm dưới mắt: Nếu bạn để căng thẳng ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn sẽ phải đối mặt với một vấn đề lớn khác. Quầng thâm dưới mắt có thể xuất hiện bởi nhiều lý do ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ, tuy nhiên stress chắc chắn sẽ khiến chúng dễ bị chú ý hơn.
7. Quầng thâm dưới mắt: Nếu bạn để căng thẳng ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn sẽ phải đối mặt với một vấn đề lớn khác. Quầng thâm dưới mắt có thể xuất hiện bởi nhiều lý do ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ, tuy nhiên stress chắc chắn sẽ khiến chúng dễ bị chú ý hơn.
8. Vấn đề chăm sóc da hàng ngày: Khi bạn không kiểm soát tốt stress, thói quen làm đẹp của bạn sẽ bị ảnh hưởng một cách trực tiếp. Bỏ qua các bước trong khâu làm đẹp hay đi ngủ mà không tẩy trang có thể dẫn tới hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng cho sắc đẹp của bạn. Bạn cũng ít đi tập thể dục hơn khi đang căng thẳng, do đó hãy cố gắng giảm stress vì lợi ích của chính bạn.
8. Vấn đề chăm sóc da hàng ngày: Khi bạn không kiểm soát tốt stress, thói quen làm đẹp của bạn sẽ bị ảnh hưởng một cách trực tiếp. Bỏ qua các bước trong khâu làm đẹp hay đi ngủ mà không tẩy trang có thể dẫn tới hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng cho sắc đẹp của bạn. Bạn cũng ít đi tập thể dục hơn khi đang căng thẳng, do đó hãy cố gắng giảm stress vì lợi ích của chính bạn.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm