Bài văn thư gửi 20 năm sau
Với đề bài: "Viết thư gửi tôi 20 năm sau", Lương Trọng Nghĩa (học sinh lớp 10A2, trường THPT Anh-xtanh, Hà Nội) đã sáng tác một bài văn thú vị và hài hước.
Mở đầu bài làm là hình ảnh của lễ buổi khai giảng năm 2034, khi dó Nghĩa là hiệu trưởng của ngôi trường mình dã theo học. Ngôi trường hiện lên: Nơi chúng ta đang có mặt là phòng hội nghị đa chức năng với sức chứa hơn 15.000 người, hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại cùng công nghệ 3D khiến các bạn dù ngồi xa tít ở góc phòng vẫn có thể nghe giọng tôi rất rõ, thậm chí thấy được nốt ruồi phía trên lông mày phải của tôi 3 cm”.
Bài văn dài 8 mặt giấy. |
Trên fanpage của ca sĩ Khởi My, bài văn này nhận được gần 30.000 lượt like (thích), hàng trăm lời bình luận chỉ sau một ngày.
Điểm 0 với “không có gì để tả”
Tương tự với đề văn trên, nếu Trọng Nghĩa miêu tả ngôi trường trong tương lai dài 8 mặt giấy thì học sinh này viết rất ngắn gọn vơi câu kết "không có gì để tả".
Bài văn bá đạo này được làm bởi đề bài: “Hãy tưởng tượng cảnh trường em 10 năm sau”. Thời gian làm bài là 45 phút nhưng học sinh này chỉ miêu tả vỏn vẹn 10 câu. Trong đoạn đầu, học sinh dẫn dắt cuộc gặp gỡ của hai người bạn cũ về thăm trường xưa sau 10 năm. Tuy nhiên, mọi việc bất ngờ xảy đến với “cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi” đã khiến bài văn có câu chốt: “Không còn gì tả!”.
Bài văn bị 0 điểm với lời phê của giáo viên: "Chép phạt 50 lần nội quy môn học và một bản kiểm điểm lớn. Mai nộp cho cô".
Bài văn không có gì để tả. |
Ông bố lười chỉ thích nằm ườn
Một bài viết thú vị của học sinh đã gây xôn xao dư luận. Bé Đỗ Hồng Anh (8 tuổi) viết: "Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố trả (chả) dọn rồi xuống chat Za lô (Zalo) với học sinh. Em bé còn phải đút xoài cho bố, từ nay em không làm ô xin nữa. Em rất yêu vừa chứ không yêu lắm".
Bài văn tả ông bố lười. |
Ông bố được miêu tả là anh Đỗ Mạnh Hà (sinh năm 1980) – làm việc tại trung tâm Công nghệ Thông tin - trường ĐH Thương mại Hà Nội. Sau khi được cô giáo chia sẻ, anh Hà đã đăng bài viết thú vị của con lên Facebook cá nhân để sinh viên đọc… cho vui.
Nhanh chóng bài văn này được cộng đồng mạng lan tỏa. Ạnh Đỗ Mạnh Hà xuất hiện trên truyền thông, báo chí, truyền hình về cách nuôi dạy con không theo khuôn mẫu của mình.
Bài văn “Miếng thịt định mệnh”
Trong một tiết học, kể chuyện của TS Vũ Thu Hương, học sinh Phúc Hưng - học sinh lớp 5, trường tiểu học Tây Sơn đã viết nên câu chuyện kể về cuộc tranh giành miếng thịt duy nhất trong rừng sâu từ trí tưởng tượng của mình.
Bài văn của Phúc Hưng như sau: “Ở một làng nọ có rất nhiều muông thú. Ở góc làng là hai ngồi nhà bằng cây và rơm. Ngôi nhà đầu tiên là của một bạn Gà, ngôi nhà thứ hai là của một bạn Vịt.
Học sinh Lê Phúc Hưng. |
Một hôm cả 2 bạn cùng ra chợ Xe Hơi và ra hàng thịt lợn nhưng chỉ có một miếng cuối cùng. Bác Voi bán hàng bảo phải chia đôi, thế nhưng cả bạn Vịt và bạn Gà đều không đồng ý. Bác Voi thấy thế liền bảo: - Thôi, hai cháu đừng cãi nhau nữa. Chia đôi là được mà.
Thế nhưng hai bạn vẫn cãi nhau và giành lấy miếng thịt. Bác Voi sợ quá liền bỏ việc để chuồn về nhà. Hai bạn vẫn giằng nhau và miếng thịt bị rơi xuống bãi phân bò ngay đó.
Hai bạn liền đánh nhau và bác tổng thống Rừng là bác Sư Tử ra bảo: - Có chuyện gì thế? Bác Sư Tử dứt lời thì bạn Gà quay sang bảo: - Thật là hư đốn, hư, hư tất cả!
Và cuối cùng cả hai bạn cùng vào tù để cải tạo. Đó là tác hại của việc cãi tổng thống Rừng".
Bài văn nhận được nhiều ý kiến bình luận của độc giả: “Sáng tạo, mang tính ngụ ngôn, hài hước…”.