Ngành xe hơi của Mỹ nói riêng và thế giới nói chung từng đối mặt với nhiều bê bối, trong đó có sự cố túi khí Takata, nổ bình nhiên liệu…làm không không ít người thiệt mạng.
|
Cựu lãnh đạo General Motors bán ma túy.
John DeLorean là cha đẻ của chiếc Pontiac GTO và từng giữ chức phó chủ tịch bộ phận xe con, xe tải General Motors. Năm 1973, ông rời GM và lập ra công ty DeLorean Motor Company (1975). Mặc dù mẫu xe DMC-12 trở thành biểu tượng những năm 80 nhưng công ty của DeLorean vẫn gặp nhiều khó khăn. Tháng 10/1982, ông bị bắt giữ vì tàng trữ 26 kg cocain, và bị cáo buộc định bán 100 kg ma túy lấy 24 triệu USD (tương đương 61,5 triệu USD thời nay). DeLorean Motor Company phá sản ngay sau đó.
|
|
Nổ bình nhiên liệu xe Ford. Những năm 70 thế kỷ trước, các hãng xe Mỹ bắt đầu chuyển sang mẫu xe cỡ nhỏ và Pinto là sản phẩm đầu tay của Ford gia nhập mảng này. Sản xuất năm 1971, Pinto là mẫu xe khá ăn khách, tuy nhiên bình nhiên liệu của xe lại nằm ở vị trí giữa trục sau và cản sau làm gia tăng nguy cơ rò rỉ khi va chạm. Năm 1977, chính phủ Mỹ điều tra và yêu cầu Ford triệu hồi 1,4 triệu chiếc Pinto. Bang Indiana quê nhà của Ford quyết định khởi tố công ty này sau khi ba người phụ nữ chết trong vụ cháy liên quan tới Pinto. Đây là lần đầu tiên một công ty Mỹ đối mặt với cáo buộc hình sự giết người.
|
|
Nhầm chân ga, chân phanh xe Audi. Tháng 11/1986, chương trình truyền hình 60 Minutes (Mỹ) đưa tin mẫu xe Audi 5000 tự tăng tốc. Ngay lập tức khách hàng đâm đơn kiện và cáo buộc mẫu xe Đức gây ra cái chết của nhiều người. Audi trở thành hình ảnh xấu xí trong con mắt truyền thông lúc bấy giờ. Khi chính quyền Mỹ vào cuộc điều tra, họ không phát hiện xe gặp sự cố kỹ thuật nào. Do bàn đạp ga và phanh của Audi 5000 đặt gần nhau và có thiết kế giống nhau nên người lái có thể bị nhầm chân ga, chân phanh. Danh tiếng Audi tại Mỹ gần như bị phá hủy và phải mất rất nhiều năm sau mới hồi phục.
|
|
Daimler hối lộ quan chức các nước. Năm 2010, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC) Mỹ ra kết luận Daimler hối lộ quan chức các nước để đổi lấy ưu đãi. Hãng sản xuất ôtô của Đức bị phạt 185 triệu USD. Các nước trong danh sách hối lộ của Daimler bao gồm: Nga, Trung Quốc, Nigeria, Hungary, Latvia, Croatia, Bosnia… với số tiền 56 triệu USD trong 10 năm. Daimler thậm chí còn lợi dụng chương trình đổi dầu lấy lương thực của LHQ "lại quả" cho các bộ ngành Iraq.
|
|
Lốp xe Ford Explorer gặp sự cố chết người. Năm 2000, Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) bắt đầu điều tra báo cáo sự cố lốp Firestone trên mẫu xe Ford Explorer. Firestone đã phải triệu hồi và thay thế 14,4 triệu bộ lốp dùng cho xe Ford Explorer, Mercury Mountaineer, Ford Ranger, Mazda Navajovà Mazda B-series. Sự cố đã lấy đi sinh mạng 271 người, 800 người bị thương, Ford và Firestone từ mặt nhau, CEO của cả hai công ty phải từ chức.
|
|
Xe Toyota tự tăng tốc. Bê bối khiến cho danh tiếng hãng xe Nhật giảm sút đáng kể. Khách hàng phàn nàn một số mẫu xe Toyota đột ngột tăng tốc khiến người lái gặp nguy hiểm. Mới đầu, Toyota cho rằng nguyên nhân có thể do kẹt thảm trải sàn, nhưng sau khi kiểm tra kỹ phát hiện bàn đạp ga bị kẹt. Hãng xe Nhật phải triệu hồi 5,5 triệu xe, trả tiền phạt 1,2 tỷ USD cho Bộ Tư pháp Mỹ.
|
|
Lỗi đánh lửa của General Motors. Đầu năm 2014, General Motors (GM) thông báo triệu hồi nhiều mẫu xe bị lỗi bộ chuyển mạch đánh lửa, khiến xe đột ngột tắt máy khi xảy ra va chạm làm túi khí, vô lăng và phanh không hoạt động. Sự cố này đã gây ra cái chết của 124 người, GM phải bồi thường gần 600 triệu USD cho gia đình các nạn nhân, chưa kể số tiền phạt hàng tỷ USD trả cho chính quyền Mỹ.
|
|
Bê bối gian lận khí thải của Volkswagen. Bê bối của Volkswagen ảnh hưởng tới toàn bộ nhà máy sản xuất động cơ diesel tại Mỹ và châu Âu, khiến nhà làm luật phải đưa ra quy định thắt chặt khí thải động cơ diesel. Scandal khiến CEO Martin Winterkorn của Volkswagen Group phải từ chức, công ty thiệt hại hơn 30 tỷ USD tại Mỹ. Tại Đức, nhiều lãnh đạo Volkswagen bị chính quyền điều tra, và gần nhất là vụ bắt giữ CEO Audi, Rupert Stadler.
|
|
Triệu hồi túi khí Takata. Chỉ tính riêng tại Mỹ đã có 50 triệu túi khí Takata bị lỗi trên 37 triệu phương tiện triệu hồi. Đây được xem là vụ triệu hồi túi khí lớn nhất trong lịch sử xe hơi. Thiết kế túi khí Takata bị lỗi có thể khiến người ngồi trên xe mất mạng do bị các vật kim loại nhọn bắn vào khi nổ túi khí. Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) cho biết đã có 15 người Mỹ thiệt mạng, ít nhất 250 người bị thương do túi khí Takata phát nổ. Nhà sản xuất đã phá sản vì scandal này.
|
Những bê bối muối mặt trong ngành xe hơi
bê bối trong ngành xe hơi
sự cố trong ngành xe hơi
scandal ngành công nghiệp xe hơi
nổ túi khí
nổ bình nhiên liệu
lãnh đạo GM bán ma túy
nhầm chân ga chân phanh
sự cố lốp gây chết người
xe bị lỗi tự tăng tốc
gian lận khí thải