Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Những bộ phận của cá không nên ăn

Cá chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng có giá trị dinh dưỡng.

bo phan cua ca khong nen an anh 1

Cá chứa nhiều chất nào có lợi cho sức khỏe?

  • Chất béo bão hòa
  • Protein, axit béo omega-3
  • Sắt, niacin, vitamin B6

Cá là thực phẩm giàu đạm và omega-3, một loại axit béo lành mạnh mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Omega-3 đóng vai trò thiết yếu trong não và được chứng minh làm giảm viêm, nguy cơ bệnh tim, có lợi cho sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ.

bo phan cua ca khong nen an anh 2

Cá sống dưới nước, ăn tạp, dễ bị nhiễm:

  • Độc tố, vi sinh vật, trứng giun, giun xoắn
  • Sán dây, sán gạo
  • Liên cầu khuẩn

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố, vi sinh vật hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn.

bo phan cua ca khong nen an anh 3

Bộ phận nào của cá bẩn nhất?

  • Vây
  • Ruột
  • Da

Theo bác sĩ Ninh, ruột cá là bộ phận bẩn nhất. Ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác. Đặc biệt, cá là loài ăn tạp chất. Những thức ăn này đi qua miệng đều nằm lại trong ruột cá.

bo phan cua ca khong nen an anh 4

Chất độc có trong mật cá không nên ăn:

  • Botulinum
  • Tetrodotoxin
  • Strychnine

Mật cá cung cấp các men, enzim song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Ăn mật cá có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp. Nhiều người lấy mật cá ủ rượu, rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.

bo phan cua ca khong nen an anh 5

Có thể nhiễm độc kim loại nặng khi ăn não và mắt các loại cá này:

  • Cá trắm, cá chép, cá mè
  • Cá thu, cá chim, cá quả
  • Cá kiếm, cá ngừ, cá kình

PGS Ninh khuyến cáo không nên ăn não và mắt các loại cá tầng đáy vì nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng, trong đó có thủy ngân, như cá kiếm, cá ngừ, cá vược, cá kình.

bo phan cua ca khong nen an anh 6

Cá nuôi càng lâu, hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao?

  • Đúng
  • Sai
  • Không có cơ sở khẳng định

Cá nuôi càng lâu, hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn não cá, rất có thể bị ngộ độc. Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: đầu, da, thịt, trứng.

bo phan cua ca khong nen an anh 7

Ăn thịt cá chết quanh ao, hồ, có nguy cơ mắc bệnh:

  • Ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu
  • Các bệnh về gan, thận, phổi
  • Không ảnh hưởng đến sức khỏe

Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam, cho biết thịt cá chết khi phân hủy sẽ sinh ra các độc tố. Người ăn phải loại cá ngày có thể bị ngộ độc cấp tính như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy...

bo phan cua ca khong nen an anh 8

Độc tính trong cá nóc tăng mạnh vào thời gian nào trong năm?

  • Tháng 2 đến 7
  • Tháng 8 đến 12
  • Tháng 1 đến 5

Cá nóc có chứa độc tố tetrodotoxin, tập trung ở trứng cá, ruột, gan, không bị hủy ở nhiệt độ sôi hay phơi khô, sấy. Độc tính của độc tố tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá, các tháng từ 2 đến 7 trong năm.

Suýt mất mạng vì hóc xương cá

Nữ bệnh nhân được chuyển lên bệnh viện trung ương cấp cứu vì tình trạng hết sức nguy hiểm.

Tuệ Anh

Bạn có thể quan tâm