Phim ảnh
Phim chiếu rạp
Những bộ phim dữ dội nhất về nạn bạo hành trẻ em
- Thứ tư, 30/5/2018 11:10 (GMT+7)
- 11:10 30/5/2018
Bạo hành trẻ em được thể hiện trên những thước phim chưa bao giờ là thứ dễ xem. Song, chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật để đẩy lùi những mặt tối của xã hội.
|
This Boy's Life (1993): This Boy's Life khắc họa mối quan hệ giữa cậu bé nổi loạn Toby và người cha dượng độc ác Dwight. Mặc dù muốn dạy dỗ Toby trở thành người tốt hơn, nhưng phương pháp của Dwight lại là bạo hành nặng nề thể xác cậu bé.
Câu chuyện được xây dựng theo cuốn hồi ký cùng tên của nhà văn Tobias Wolff, lấy bối cảnh những năm 1950. Bộ phim nhận được 75% điểm "tươi' từ 36 nhà phê bình trên Rotten Tomatoes. Diễn xuất của tài tử Leonardo DiCaprio được đánh giá là xuất sắc và gây ấn tượng mạnh.
|
|
Spotlight (2015): Không có những phân cảnh hành động mãn nhãn, 120 phút thời lượng vẫn khiến khán giả phải hồi hộp đến nghẹt thở. Bộ phim theo chân đội phóng viên của tờ Boston Globe điều tra vụ bê bối ấu dâm 100 trẻ em của các linh mục. Bằng khả năng khắc hoạ chân thật, Spotlight đã vượt qua The Revenant để trở thành Phim xuất sắc giải Oscar 2016.
|
|
Sleepers (1996): Lấy bối cảnh năm 1960, phim kể về cậu bé Michael và ba người bạn cùng khu phố bị gửi vào trại giáo dưỡng cho trẻ em sau khi gây chết người. Kể từ lúc đó, bi kịch cuộc đời họ bắt đầu. Các cậu bé bị những người quản trại ngược đãi trong thời gian dài. Việc này để lại nhiều dư chấn tâm lý cho bốn cậu bé. Điều khán giả ám ảnh nhất trong phim là ánh mắt đầy sợ hãi của những đứa trẻ khi bị bạo hành. Sleepers nhận được 73% điểm "tươi" trên Rotten Tomatoes.
|
|
Precious (2009): Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Push, phim kể về Precious, cô gái da đen sống ở khu Harlem, New York. Cuộc sống của Precious gặp phải nhiều bi kịch khi cô bị mẹ ngược đãi và bố đẻ hãm hiếp. Điểm sáng của phim là sự nỗ lực vươn lên bằng sức mạnh phi thường của Precious. Precious giành được hai giải Oscar năm 2010 cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc và Kịch bản chuyển thể xuất sắc.
|
|
Radio Flyer (1992): Phim là sự hồi tưởng của người cha Mike về thời thơ ấu của mình khi ông và cậu em trai được chuyển tới sống cùng mẹ và cha dượng. Mỗi khi người mẹ ra khỏi nhà, cậu em trai lại bị cha dượng thô lỗ, nghiện rượu đánh không thương tiếc. Với mong muốn chạy trốn khỏi thực tại địa ngục, Mike quyết định biến chiếc xe đồ chơi của mình thành chiếc máy bay để đưa người em đến nơi an toàn.
Tuy đây là phép ẩn dụ cho sự vô vọng của những đứa trẻ khi bị bạo hành, nhưng phim phải nhận nhiều chỉ trích là thiếu thực tế. Phim còn có sự góp mặt của diễn viên gạo cội Tom Hanks.
|
|
An Amercian Crime (2007): Dựa trên câu chuyện có thật gây chấn động Mỹ năm 1965, phim là câu chuyện thương tâm về hai cô gái trẻ Sylvia và Jennie. Họ mồ côi cha mẹ và phải đến sống với người cô. Thế nhưng, người phụ nữ đó lại giam cầm, đánh đập và tra tấn hai đứa bé, thậm chí còn để con trai mình hãm hiếp chúng. Một trong những trò tra tấn dã man là dùng kim đã hun nóng để khắc lên người Sylvia. Phim có sự góp mặt của nữ diễn viên Ellen Page trong vai Sylvia. An American Crime nhận điểm số 7,4/10 trên chuyên trang IMDb.
|
|
No Child of Mine (1997):Sau hơn hai thập kỷ kể từ khi phát hành, bộ phim tài liệu gây tranh cãi này vẫn thu hút những người không hiểu rõ về hành vi lạm dụng và mại dâm trẻ em. Dành được điểm số 7,5/10 trên chuyên trang IMDb, phim kể lại câu chuyện có thật của một cô gái người Anh 10 tuổi có biệt danh là “Kerry". Tuổi thơ cô là chuỗi ngày phải chịu đựng sự lạm dụng tình dục từ chính người giám hộ của mình. No Child of Mine là một trong những sự nỗ lực trong việc kêu gọi giải pháp đẩy lùi nạn lạm dụng tình dục.
|
phim về nạn bạo hành
Jennie
phim về nạn bạo hành trẻ em
phim mỹ