Gimme Shelter (1970): Bộ phim tài liệu sản xuất năm 1970 ghi lại chuyến lưu diễn năm 1969 của nhóm nhạc Rolling Stones, do Albert và David Maysles thực hiện. Kết thúc chuyến lưu diễn, Rolling Stones đã tổ chức một buổi diễn miễn phí tại trường đua Altamont Speedway. Tuy nhiên, chương trình đã gặp trục trặc về kỹ thuật. Mất điện khiến khán giả tràn lên sân khấu và các thành viên nhóm Rolling Stones bị hành hung. Ảnh: 20th Century Fox. |
Một khán giả tên Meredith Hunter đã bị đâm chết trong cơn hỗn loạn. Cảnh tượng này đã được ống kính của Albert và David Maysles ghi lại. Đoạn tư liệu sau đó được dựng vào bản phim hoàn chỉnh. Trong phim, Hunter đã mang theo một khẩu súng ngắn và bị đâm hai nhát bởi thành viên CLB xe phân khối lớn Hells Angel, Alan Passaro. Bởi Hunter đã rút súng trước, hành vi của Passaro được xem là tự vệ chính đáng. Ảnh: 20th Century Fox. |
The Thin Blue Line (1988): The Thin Blue Line là bộ phim tài liệu do Errol Morris thực hiện, với nội dung xoay quanh vụ xét xử và kết án Randall Dale Adams tội sát hại nhân viên cảnh sát vùng Texas Rober Wood. Morris quan tâm tới vụ việc và muốn lưu lại trên màn ảnh hàng loạt chi tiết mâu thuẫn, bất hợp lý và lỏng lẻo trong công tác điều tra vụ việc. Ảnh: Miramax Films. |
Bộ phim tài liệu không sử dụng lời tường thuật mà dẫn dắt thông qua phỏng vấn các nhân vật liên quan đến vụ án, đưa ra bằng chứng và dựng lại hiện trường theo mô tả của nhân chứng. Kết luận được The Thin Blue Line rút ra hoàn toàn trái ngược với phán quyết của tòa. Tại thời điểm tác phẩm ra mắt, Randall Dale Adams đã phải ngồi tù 12 năm. Các bằng chứng được đưa ra trong bộ phim tài liệu đã bác bỏ phần lớn cáo buộc sát hại sĩ quan cảnh sát Dallas của Adams. Ảnh: Miramax Films. |
Paradise Lost: The Child Murders At Robin Hood Hills (1996): Năm 1993, ba thanh niên đã bị khép tội tấn công nhiều bé trai trong một nghi lễ tà giáo ở Arkansas, Mỹ. Bộ phim Paradise Lost: The Child Murders At Robin Hood Hills theo dõi các phiên tòa xử ba thanh niên, sau khi Jessie Misskelley Jr. thú tội. Phim đặt nghi vấn các bị cáo bị ép cung. Sau khi Misskelley Jr. bị xử chung thân, phim tiếp cận phiên tòa xử Damien Echols và Jason Baldwin bằng các bài phỏng vấn luật sư bào chữa, gia đình bị cáo và các luật sư. Ảnh: HBO. |
Tác phẩm cũng mở rộng góc nhìn bằng việc phỏng vấn thân nhân các nạn nhân. Cha dượng của một trong số họ đã gửi cho đoàn phim một con dao có dính máu. Vật chứng này được gửi cho lực lượng cảnh sát. Tòa án tối cao Arkansas đã ra phán quyết mới sau khi bằng chứng DNA được phát hiện. Ba bị cáo có cơ hội chấp nhận lời bào chữa của Alford (một thỏa thuận mặc cả nhận tội cho phép bị cáo đồng ý nhận tội thay vì ra tòa), giúp họ có cơ hội được trả tự do sau thời gian thụ án. Ảnh: HBO. |
The Staircase (2004): Mini-series của Pháp, do Jean-Xavier de Lestrade thực hiện, ghi lại quá trình xét xử vụ án giết vợ của Michael Peterson. Tác phẩm thực hiện không lâu sau khi Peterson bị buộc tội. Lestrade đã phỏng vấn nhiều cá nhân có liên quan kết hợp đặt máy quay trong phòng xử án. Trước tòa, Michael Peterson khai cái chết của vợ là một tai nạn. Tuy nhiên, cơ quan điều tra tin người đàn bà đã bị sát hại bằng một cây cời lò - vật chứng đã biến mất khỏi hiện trường. Peterson bị tuyên có tội và lãnh án 98,5 năm tù giam. Ảnh: Netflix. |
Bộ phim đã thuật lại rõ ràng từng tình tiết trong vụ án, kết hợp với nhiều đoạn phỏng vấn các thành viên của bồi thẩm đoàn sau khi tuyên án. Những chi tiết được Lestrade khám phá có tính xác thực cao, giúp bộ phim nhận được sự quan tâm của công chúng và vụ án được lật lại. Nhờ The Staircase, Peterson có cơ hội sử dụng lời bào chữa của Alford và được giảm án. Ông kháng cáo thành công và được trả tự do. Ảnh: Netflix. |
Inside Job (2010): Inside Job là bộ phim tài liệu về cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra cuối thập niên 2000. Tác phẩm xoay quanh vụ tham nhũng xảy ra tại Columbia Business School đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế Mỹ và nhiều quốc gia khác. Nội dung bộ phim tài liệu bóc trần sự tham nhũng có hệ thống tại Mỹ do ngành dịch vụ tài chính gây ra cũng như những hậu quả của nó. Ảnh: Sony Pictures Classics. |
Tác phẩm nhận nhiều đánh giá tích cực của giới phê bình. Trang Roger Elbert mô tả phim là “một tác phẩm tài liệu đầy bức xúc và gây tranh cãi về cách ngành công nghiệp nhà ở Mỹ cố tình lừa gạt các nhà đầu tư bình dân”. Inside Job nhận một giải Oscar ở hạng mục Phim truyện tài liệu xuất sắc. Ở khía cạnh xã hội, phim đã làm sáng tỏ tình trạng tham nhũng và các phương thức kinh doanh độc hại dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Ảnh hưởng của bộ phim khiến Columbia Business School phải công khai tất cả các giao dịch dù chúng có gây ảnh hưởng tiêu cực tới công việc kinh doanh hiện tại. Ảnh: Sony Pictures Classics. |
Tales Of The Grim Sleeper (2014): Bộ phim truyền hình ra mắt năm 2014 kể câu chuyện về Lonnie David Franklin Jr., nổi tiếng với biệt danh Grim Sleeper. Grim Sleeper chịu trách nhiệm cho ít nhất 10 vụ tấn công và sát hại các phụ nữ trẻ. Gã từng có thời gian ở ẩn 14 năm trước khi bắt đầu giết chóc trở lại vào năm 2002. Lonnie David Franklin Jr. bị bắt vào tháng 7/2010 và đưa ra xét xử vào tháng 2/2016. Người đàn ông bị kết án vào tháng 5/2016. Ảnh: HBO. |
Nội dung Tales Of The Grim Sleeper tập trung vào cái chết của một phụ nữ người Mỹ gốc Phi và chỉ trích hoạt động điều tra của cảnh sát Los Angeles. Bộ phim đặt vấn đề Lonnie David Franklin Jr. có thể sống ung dung ngoài vòng pháp luật và gây ra nhiều án mạng tới vậy bởi cơ quan chức năng đã thất bại trong việc điều tra chân tướng các vụ giết người. Tác phẩm tài liệu cũng giúp tìm ra thêm những nạn nhân vô danh khác cũng như đẩy nhanh việc xét xử. Ảnh: HBO. |
The Jinx (2015): The Jinx: The Life and Deaths of Robert Durst là series tài liệu về Robert Durst, một người thừa kế bất động sản ở New York bị buộc tội giết người. Durst đã chủ động tìm đếm đạo diễn Andrew Jarecki, đề nghị làm một bộ phim dựa trên tiểu sử của mình. Robert Durst đã dành hơn 20 giờ đồng hồ để thuật lại cuộc đời mình, cung cấp cho ê-kíp làm phim một nguồn tư liệu khổng lồ cho series phim tài liệu. Đây cũng là lần đầu tiên Durst được hợp tác với báo chí. Bộ phim đã tóm tắt lại vụ mất tích bí ẩn của vợ Robert Durst vào năm 1982, vụ hành quyết nữ nhà báo Susan Berman năm 2000 và vụ sát hại người hàng xóm Morris Black năm 2001. Ảnh: HBO. |
Robert Durst là đối tượng tình nghi trong cả ba vụ án, nhưng có bằng chứng ngoại phạm trong hai vụ đầu và được xác định phạm tội do tự vệ trong vụ thứ ba. Trong suốt quá trình sản xuất, các nhà làm phim đã phát hiện ra nhiều manh mối cho thấy sự liên quan của Durst với các tội ác. Trước khi tập cuối của series lên sóng, Robert Durst đã bị bắt. Series phim đã cung cấp cho cơ quan điều tra những bằng chứng cần thiết để khép Durst vào tội giết người. Ê-kíp làm phim từng thu âm được lời Robert Durst nói: “Tôi đã làm cái gì nào? Giết hết họ, tất nhiên rồi” trong một buổi phỏng vấn khi Durst nghĩ rằng các thiết bị đã tắt. Ảnh: HBO. |