Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những bức ảnh gây chấn động thế giới

Ảnh "người đàn ông rơi" thể hiện sự kinh hoàng của vụ khủng bố 11/9 hay cảnh bé gái bò về phía trại cứu trợ khi kền kền trực chờ ăn thịt em đã lột tả nạn đói tại Sudan.

Nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal chụp cảnh binh sĩ Mỹ kéo cờ tại Iwo Jima, Nhật Bản trong Thế chiến II. Bức ảnh đem lại giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer cho tác giả.
Nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal chụp cảnh binh sĩ Mỹ kéo cờ tại Iwo Jima, Nhật Bản trong Thế chiến II. Bức ảnh mang lại giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer cho tác giả. Ảnh: AP

Thảm cảnh sau khi bom hạt nhân nổ ở Nhật

Sau khi bom nguyên tử nổ ở thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945, một bác sĩ Nhật Bản cố gắng chạy ra khỏi nhà. Lúc bước ra vườn, ông thấy quần, áo trên cơ thể đã biến mất.

Bức ảnh “Em bé napalm” do phóng viên ảnh Nick Út của hãng tin AP đã gây chấn động lương tâm con người trên toàn thế giới. Đó là hình ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, trần truồng, chạy khỏi ngôi làng vừa bị đánh bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 6/8/1972. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng cho sự độc ác và tàn bạo của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nhiều cuộc biểu tình lớn phản đối và đòi chấm dứt cuộc chiến đã diễn ra tại nhiều thành phố lớn như New York, London, Tokyo... sau khi bức ảnh được đăng tải.  Bài viết: http://news.zing.vn/Nhung-buc-anh-lich-su-gay-chan-dong-toan-the-gioi-post503406.html  Nguồn Zing News
Bức ảnh “Em bé napalm” do phóng viên ảnh Nick Ut của hãng tin AP chụp đã gây chấn động thế giới. Trong hình, cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, hoảng sợ chạy đi tránh bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt Nam ngày 6/8/1972. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng cho sự độc ác và tàn bạo của quân đội Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam. Ảnh: AP
Richard Drew ghi khoảnh khắc ấn tượng khi một người đàn ông lao khỏi Trung tâm Thương Mại Thế giới (WTC) tại New York (Mỹ) sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Theo ước tính, khoảng 200 người đã ngã hoặc nhảy từ trên nóc tòa nhà WTC xuống đất sau khi hai máy bay do những kẻ khủng bố khống chế đã đâm vào các tòa tháp.  Cho tới nay, danh tính “người đàn ông rơi” trong bức ảnh của Richard vẫn là một bí ẩn.
Richard Drew vô tình ghi lại được khoảnh khắc một người đàn ông lao khỏi Trung tâm Thương Mại Thế giới (WTC) tại New York (Mỹ) khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Theo ước tính, khoảng 200 người đã ngã hoặc nhảy từ trên nóc tòa nhà WTC xuống đất sau khi 2 máy bay do những kẻ khủng bố khống chế đâm vào các tòa tháp. Cho tới nay, danh tính “người đàn ông rơi” trong bức ảnh của Richard vẫn là bí ẩn. Ảnh: AP

Người đàn ông bí ẩn trong bức ảnh nổi tiếng vụ 11/9

13 năm sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, người ta vẫn không thể xác định chắc chắn danh tính của người đàn ông trong bức ảnh nổi tiếng "The Falling Man".

Nụ hôn của chàng lính hải quân Mỹ với cô gái tại quảng trường Thời đại đã trở thành một biểu tượng của sự sum họp sau Thế chiến II.  Tác giả Alfred Eisenstaedt chụp khoảnh khắc này vào ngày phát xít Nhật đầu hàng.
Nụ hôn của chàng lính Hải quân Mỹ với cô gái tại quảng trường Thời đại đã trở thành biểu tượng của sự sum họp sau Thế chiến II. Tác giả Alfred Eisenstaedt chụp khoảnh khắc này vào ngày Phát xít Nhật đầu hàng. Ảnh: AP
Bức ảnh của nhà báo Shannon Hicks ghi lại thời điểm cảnh sát hộ tống các em học sinh ra khỏi trường tiểu học Sandy Hook tại khu  Newtown, bang Connecticut, sau vụ xả súng đẫm máu ngày 14/12/2012. Theo chia sẻ của Hicks, anh chụp bức ảnh này vì nghĩ rằng “đó là một khoảnh khắc quan trọng”. Bức hình sau đó xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo, tạp chí quốc tế.
Bức ảnh của nhà báo Shannon Hicks ghi lại thời điểm cảnh sát hộ tống học sinh ra khỏi trường tiểu học Sandy Hook tại khu Newtown, bang Connecticut, sau vụ xả súng đẫm máu ngày 14/12/2012. Theo chia sẻ của Hicks, anh chụp bức ảnh này vì nghĩ rằng “đó là khoảnh khắc quan trọng”. Bức hình sau đó xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo, tạp chí quốc tế. Ảnh: CNN
Cảnh tượng chiếc khí cầu nổi tiếng LZ 129 Hindenburg bốc cháy và lao xuống đất tại bang New Jersey, Mỹ, trong chuyến bay khởi hành từ Frankfurt, Đức, ngày 6/5/1937. Thảm họa này là chủ đề chính của rất nhiều trang báo, ảnh, đồng thời mang lại tên tuổi cho nhà báo Herbert Morrison khi ông là người tường thuật trực tiếp về sự kiện. Thảm họa đã làm tiêu tan niềm tin của công chúng với những chiếc khí cầu khổng lồ và chính thức đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên hàng không khí cầu.

Ngày 6/5/1937, Sam Shere ghi lại cảnh tượng khinh khí cầu nổi tiếng LZ 129 Hindenburg bốc cháy và lao xuống đất tại bang New Jersey, Mỹ, trong chuyến bay khởi hành từ Frankfurt, Đức. Tai nạn đã khiến 36 người chết và làm tiêu tan niềm tin của công chúng với những chiếc khí cầu khổng lồ, đồng thời chính thức đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên hàng không khí cầu. Ảnh: CNN

Vì sao ảnh em bé Syria đầu hàng máy ảnh lay động trái tim?

Cảnh tượng bé gái trong trại tị nạn giơ tay lên đầu khi thấy máy ảnh cho thấy hậu quả khủng khiếp của cuộc nội chiến ở Syria và số phận đáng thương của dân thường vô tội.

 

Nhiếp ảnh gia Robert H.Jackson ghi  khoảnh khắc Lee Harvey Oswald, nghi phạm số 1của vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bị bắn chết dưới họng súng của Jack Ruby khi cảnh sát dẫn độ y từ trụ sở cảnh sát thành phố Dallas, năm 1963. Robert giành giải báo chí danh giá Pulitzer nhờ bức ảnh biểu tượng này.
Nhiếp ảnh gia Robert H.Jackson ghi khoảnh khắc Lee Harvey Oswald, nghi phạm số 1của vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bị bắn chết dưới họng súng của Jack Ruby khi cảnh sát dẫn độ y từ thành phố Dallas, năm 1963. Robert giành giải báo chí danh giá Pulitzer nhờ bức ảnh này.  Ảnh: AP
Năm 1993, khi nạn đói hoành hành tại Sudan, Kevin Carter chụp cảnh tượng một bé gái đang cố bò về phía trại cứu trợ, trong khi phía sau em, một con kền kền chờ đứa trẻ chết đói để ăn thịt. Bức ảnh đem lại danh tiếng cho Kevin những cũng khiến anh hứng chịu nhiều chỉ trích.
Năm 1993, khi nạn đói hoành hành tại Sudan, Kevin Carter chụp cảnh một bé gái đang cố bò về phía trại cứu trợ, trong khi phía sau em, một con kền kền chờ đứa trẻ chết đói để ăn thịt. Bức ảnh mang lại danh tiếng cho Kevin nhưng cũng khiến anh hứng chịu nhiều chỉ trích. Ảnh: CNN
Cảnh một người đàn ông bảo vệ bé Elian Gonalez, 6 tuổi, trước cuộc đột kích của cảnh sát liên bang Mỹ tại Miami, năm 2000. Gonalez đã chứng kiến cảnh mẹ của em chết đuối sau khi thuyền bị cướp khi khởi hành từ Cuba. Theo luật quốc tế, chính quyền Mỹ đã trao trả bé trai về với cha của em tại Cuba. Bức ảnh của Alan Diaz đã giành giải báo chí Pulitzer.
Một người đàn ông bảo vệ bé Elian Gonalez, 6 tuổi, trước cuộc đột kích của cảnh sát liên bang Mỹ tại một căn hộ ở thành phố Miami, năm 2000. Gonalez đã chứng kiến cảnh mẹ của em chết đuối sau khi thuyền lật úp trong hành trình tị nạn từ Cuba tới Mỹ. Theo luật quốc tế, chính quyền Mỹ đã trao trả bé trai về với cha của em tại Cuba. Bức ảnh của Alan Diaz đã giành giải báo chí Pulitzer. Ảnh: CNN
a

Dorothea Lange chụp cảnh một bà mẹ cùng những đứa con đang mệt mỏi và đói năm 1936. Bức ảnh trở thành biểu tượng của Cuộc đại suy thoái trong thế kỷ 20. Ảnh: CNN

Bức ảnh của nhà báo Charles Porter ghi  cảnh lính cứu hỏa Chris Fields bế bé Bayblee Almon, 1 tuổi, tại hiện trường của vụ đánh bom khủng bố tòa nhà liên bang Alfred P. Murrah ở thành phố Oklahoma năm 1995. Bức ảnh được coi là biểu tượng của vụ đánh bom kinh hoàng, khiến 168 người thiệt mạng.
Bức ảnh của nhà báo Charles Porter ghi cảnh lính cứu hỏa Chris Fields bế bé Bayblee Almon, một tuổi, tại hiện trường của vụ đánh bom khủng bố tòa nhà liên bang Alfred P. Murrah ở thành phố Oklahoma, Mỹ ngày 19/4/1995. Ảnh: CNN

Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử nhân loại bằng mô hình

Hai nghệ sĩ Jojakim Cortis và Adrian Sonderegger người Thụy Sĩ đã làm sống lại những sự kiện lịch sử nhân loại qua cách thể hiện đặc biệt.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm