Thế giới
Ảnh & Video
Những bức ảnh lịch sử gây chấn động toàn thế giới
- Thứ bảy, 17/1/2015 17:37 (GMT+7)
- 17:37 17/1/2015
Tác phẩm “Em bé napalm” của phóng viên ảnh Nick Út hay ảnh một cựu chiến binh quỳ gối trước một xe tăng Nga là những bức hình lịch sử lay động trái tim nhân loại.
|
Cảnh tượng chiếc khí cầu nổi tiếng LZ 129 Hindenburg bốc cháy và lao xuống đất tại bang New Jersey, Mỹ, trong chuyến bay khởi hành từ Frankfurt, Đức, ngày 6/5/1937. Thảm họa này là chủ đề chính của rất nhiều trang báo, ảnh, đồng thời mang lại tên tuổi cho nhà báo Herbert Morrison khi ông là người tường thuật trực tiếp về sự kiện. Thảm họa đã làm tiêu tan niềm tin của công chúng với những chiếc khí cầu khổng lồ và chính thức đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên hàng không khí cầu. |
|
Bức hình cảm động ghi khoảnh khắc một cậu bé chạy về phía cha, một người lính chuẩn bị ra trận trong giai đoạn Thế chiến II. Đây là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Claude Dettloff.
|
|
Nụ hôn của chàng lính hải quân với cô gái trên quảng trường Thời đại, New York, Mỹ, của tác giả Alfred Eisenstaedt. Bức ảnh được chụp vào ngày phát xít Nhật đầu hàng, đánh dấu kết thúc Thế chiến II. Người dân New York đổ ra đường để mừng chiến tranh kết thúc.
|
|
Khoảnh khắc Lee Harvey Oswald, nghi phạm số của vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bị bắn chết dưới họng súng của Jack Ruby khi cảnh sát dẫn độ y từ trụ sở cảnh sát thành phố Dallas, năm 1963. Hàng triệu người đã theo theo dõi cảnh tượng này trên sóng truyền hình trực tiếp.
|
|
Hình ảnh cô gái Mary Ann Vecchio òa khóc trước thi thể của Jeffrey Miller, một người chết vì đạn của cảnh sát, trong cuộc biểu tình của sinh viên trường Đại học Kent State ở bang Ohio, Mỹ, năm 1970. Đây là cuộc biểu tình phản đối quyết định của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong việc cử quân vào Campuchia. Sự việc khiến 4 sinh viên thiệt mạng cùng 9 người khác bị thương.
|
|
Bức ảnh “Em bé napalm” do phóng viên ảnh Nick Út của hãng tin AP đã gây chấn động lương tâm con người trên toàn thế giới. Đó là hình ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, trần truồng, chạy khỏi ngôi làng vừa bị đánh bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 6/8/1972. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng cho sự độc ác và tàn bạo của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nhiều cuộc biểu tình lớn phản đối và đòi chấm dứt cuộc chiến đã diễn ra tại nhiều thành phố lớn như New York, London, Tokyo... sau khi bức ảnh được đăng tải.
|
|
Hình ảnh bác sĩ người Ba Lan Zbigniew Religa cùng trợ lý vừa kết thúc một ca phẫu thuật tim kéo dài 23 giờ đồng hồ, năm 1987. Trong khi y tá ngủ gục ở góc phòng vì kiệt sức, bác sĩ Religa vẫn ngồi trên ghế và tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được gắn với hàng loạt máy móc và ống dẫn.
|
|
Một cựu chiến binh Nga quỳ gối và bật khóc trước xe tăng T-34 trong buổi lễ tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong Thế chiến II. Buổi lễ diễn ra tại một thị trấn nhỏ của Nga, năm 2008.
|
|
Bức hình của nhiếp ảnh gia Mike Wells chụp cánh tay cậu bé chết đói đặt trên bàn tay của một nhà truyền giáo ở Uganda năm 1980. Trong thập niên 80 của thế kỷ 20, cứ 5 người Uganda thì một người chết đói. Bức ảnh được coi là có sức lay động mạnh, tác động đến nhiều chính phủ và tổ chức trên thế giới cần hành động nhiều hơn nữa để giúp đỡ châu Phi.
|
|
Những trận mưa lớn gây sạt lở đất đã diễn ra tại các vùng phụ cận của thành phố Rio de Janeiro, Brazil, vào tháng 1/2011, xóa sổ nhiều ngôi làng và cướp sinh mạng của hơn 900 người, gồm chủ của Leao. Tuy nhiên, chú chó Leao vẫn ngồi cạnh ngôi mộ liên tục trong nhiều ngày sau khi chủ nhân của nó qua đời. Bức ảnh lay động nhiều người vì lòng trung thành của "người bạn của con người".
|
Đức
Campuchia
ảnh
lịch sử
Mỹ
khí cầu
Thế chiến II
lính
xe tăng