Hơn 70 năm sau Thế chiến II, một quyển sách của Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia Anh lần đầu tiên hé lộ những bức ảnh màu hiếm hoi về cuộc chiến.
Trung úy Vernon R. Richards thuộc nhóm phi cơ tác chiến 361 điều khiển chiếc P-51D Mustang, có biệt danh là "Tika IV", trong một chuyến bay hộ tống phi cơ ném bom vào năm 1944.
Những người đứng sau Normandie, một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất trong Thế chiến II. Ngày 6/6/1944, quân Đồng Minh vượt qua eo biển Manche và đổ bộ lên bãi biển Normandie. Đây chính là thời điểm bắt đầu giải phóng Tây Âu khỏi sự kiểm soát của Đức Quốc xã. 3 tháng sau đó, miền Bắc của Pháp được giải phóng và lực lượng đồng minh chuẩn bị tiến vào Đức, nhập cùng đoàn quân của Liên Xô đến từ phía đông. Trong ảnh, tướng Dwight D Eisenhower cùng các chỉ huy tại London, Anh.
Một vị tướng giải thích về Chiến lược Đồng minh với Vua George VI trong đoàn xe chỉ huy ở Hà Lan vào tháng 10/1944.
Lính Anh chuẩn bị nhảy dù trong một cuộc tập trận ở Wiltshire, năm 1944.
Những người lính điều khiển một khẩu pháo tại chiến trường ở Italy vào năm 1943.
Phi cơ thả bom Lancaster đang được hoàn thành tại xưởng ở Woodford trước khi ra trận. Thống kê cho thấy khoảng 125.000 máy bay của Anh được chế tạo và đưa vào sử dụng trong Thế chiến II. Trên 50% số công nhân tham gia chế tạo là phụ nữ.
Y tá cùng các bệnh nhân tại Bệnh viện Không quân Hoàng gia của Công nương Mary tại Halton, Buckinghamshire vào năm 1943. Bệnh viện này được khai trương vào năm 1927 và đã chữa trị cho khoảng 20.000 người trong suốt chiến tranh.
Người dân Hà Lan vui mừng nhảy múa và ca hát trên đường phố sau khi thành phố Eindhoven được quân Đồng minh giải phóng vào tháng 9/1944.
Khi ông Duterte tuyên bố Marawi được giải phóng, những cuộc đụng độ vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn, người dân tại các trung tâm sơ tán vẫn còn trận chiến khác phải đối mặt phía trước.
Tìm đến với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cùng hàng loạt lời hứa hẹn về một cuộc sống tốt đẹp, những kẻ khủng bố dần bỏ mạng trong đau đớn và nhục nhã.
Quốc hội Mỹ cảnh báo rằng cuộc tấn công bằng một quả bom hạt nhân EMP của Triều Tiên có thể vô hiệu hóa mạng lưới điện và giết 90% "toàn bộ dân số Mỹ" trong vòng 1 năm.