Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những căn bệnh gây sốt và nổi mẩn đỏ ở trẻ em

Sốt là dấu hiệu tự nhiên cho thấy hệ thống miễn dịch đang cố gắng chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm trùng có thể khiến các mẩn đỏ xuất hiện trên da sau khi sốt.

Sốt xuất huyến có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Ảnh: India Today.

Theo Healthline, sự xuất hiện của các đốm đỏ sau khi trẻ bị sốt thường là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe do nhiễm virus. Những đốm đỏ này có thể gây ngứa hoặc không, một số còn có khả năng lây nhiễm. Tất cả phụ thuộc vào loại bệnh gây ra chúng sau khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sốt.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ sau sốt ở trẻ em.

Sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh do herpesvirus 6 hoặc herpesvirus 7 gây ra. Bệnh này thường lây nhiễm cho trẻ em dưới 2 tuổi và sẽ tự khỏi trong vòng 3-7 ngày.

Triệu chứng của sốt phát ban là sốt đột ngột, có thể xuất hiện sau 5-15 ngày kể từ khi trẻ tiếp xúc với virus. Sau khi thuyên giảm, trẻ có thể nổi mẩn đỏ ở vùng cổ và toàn thân. Chúng thường không gây ngứa và chỉ kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.

Bệnh ban đỏ

Theo Healthline, các đốm đỏ trên da sau khi bị sốt cũng có thể là triệu chứng của bệnh ban đỏ, đây là một chứng rối loạn sức khỏe do nhiễm vi khuẩn Streptococcus nhóm A.

Khi bị mắc bệnh, những mẩn đỏ có thể xuất hiện 1-2 ngày sau khi cơn sốt bắt đầu hoặc 7 ngày sau đó. Các nốt mẩn đỏ ở trẻ em bắt đầu từ cổ, nách hoặc bẹn, sau đó lan rộng ra những vị trí còn lại trên cơ thể. Chúng sẽ gây cảm giác sần sùi và da sẽ bong ra khi vết ban mờ dần sau cơn sốt.

sot o tre em anh 1

Mẩn đỏ là dấu hiệu của nhiều bệnh ở trẻ nhỏ. Ảnh: Pampers.

Ban đỏ nhiễm khuẩn

Ban đỏ nhiễm khuẩn (hay bệnh thứ năm) là một rối loạn sức khỏe do nhiễm Parvovirus B19 và thường ảnh hưởng đến trẻ em.

Triệu chứng của bệnh là phát ban đỏ sau khi sốt, xuất hiện trên má của trẻ. Ngoài ra, các nốt đỏ trên da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi bị sốt cũng có khả năng xuất hiện trên cơ thể, mông, tay và chân. Phát ban do bệnh thứ năm có thể gây ngứa và kéo dài vài tuần.

Bệnh sởi

Bệnh sởi có thể gây ra các đốm đỏ ngứa sau khi bị sốt. Những đốm này thường bắt đầu ở vùng sau tai, sau đó lan ra mặt, cổ và các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh sởi do virus rubeola gây ra, rất dễ lây lan. Ngoài ra, nó có thể là một tình trạng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Vì vậy, trang Healthline khuyên phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để tiêm vaccine sởi theo đúng lịch.

Bệnh tay chân miệng

Nổi mẩn đỏ sau sốt ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ là một trong những triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Đa phần bệnh này sẽ xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi, do nhiễm một số loại virus khác nhau.

Bệnh tay chân miệng thường bắt đầu với triệu chứng sốt, sau đó 1-2 ngày, trên da trẻ sẽ xuất hiện các vết loét, nốt đỏ. Thông thường, tình trạng này sẽ tự khỏi, nhưng vết loét có thể gây đau cho trẻ.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây ra các đốm đỏ trên da trẻ sau khi bị sốt. Những đốm này là dấu hiệu của các mạch máu bị vỡ do viêm nhiễm trong cơ thể.

Sốt xuất huyết có thể bắt đầu bằng sốt cao đột ngột khoảng 40,5 độ C trong tối đa 7 ngày kể từ khi mắc bệnh. Khoảng 2-5 ngày sau khi sốt, các mẩn đỏ có thể xuất hiện trên khắp cơ thể.

Kế đến, các đốm đỏ giống như sởi sẽ xuất hiện. Theo Healthline, tình trạng này cần được điều trị ngay lập tức để tránh diễn biến tồi tệ hơn.

Rubella

Những mẩn đỏ trên người trẻ sau khi bị sốt có thể do Rubella gây ra. Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức, thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt nhẹ trong 1-2 ngày, sưng hạch bạch huyết ở gáy hoặc sau tai của trẻ.

Sau đó, trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ trên mặt và lan dần xuống dưới cơ thể. Khi lan rộng, các đốm đỏ trên mặt thường biến mất. Tình trạng này có thể kéo dài đến 3 ngày và khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Covid-19

Trang Healthline nhận định đốm đỏ sau khi sốt ở người lớn hoặc trẻ em có thể do Covid-19 gây ra. Các triệu chứng phổ biến của Covid-19 là sốt từ nhẹ đến nặng.

Trong một số trường hợp, phát ban xuất hiện cùng lúc các triệu chứng bắt đầu. Mặt khác, phát ban có thể bắt đầu sau vài ngày khi các triệu chứng phát triển.

Phát ban do Covid-19 có thể kéo dài 2-12 ngày. Tuy nhiên, nó thường kéo dài trong 8 ngày.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

5 loại thịt ít cholesterol nên ăn

Ức gà, thăn lợn hay thịt bò nạc ít cholesterol và chất béo bão hòa tốt cho sức khỏe, có thể bổ sung vào chế độ ăn uống.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm