Thế giới
Ảnh & Video
Những cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu (kỳ 1)
- Thứ hai, 11/8/2014 13:45 (GMT+7)
- 13:45 11/8/2014
Hàng ngàn xác cá nổi trên sông, băng tan ở Bắc và Nam cực, hạn hán hay lũ lụt là những dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của sự biến đổi khí hậu trên trái đất.
|
Một phần hồ nhân tạo lớn nhất nước Mỹ, Lake Mead, thuộc bang Nevada, dẫn nước tưới cho 7 tiểu bang của miền tây. 14 năm hạn hán do biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước tưới cho các thành phố, ngành nông nghiệp và dầu khí, đã khiến hồ dần khô cạn. |
|
Hạn hán kéo dài làm sụt giảm đáng kể mực nước tại hồ Powell, trải dài biên giới giữa bang Utah và Arizona, Mỹ. Những hình ảnh do NASA cũng cấp cho thấy phần phía bắc của hồ đã trở thành hố sâu, hẹp, uốn khúc. Mực nước của hồ đã giảm mạnh chỉ sau 5 năm. |
|
Bang California là nguồn cung cấp chủ yếu cà rốt, bơ, dâu tây, hạnh nhân, nho và các loại gia súc cho toàn nước Mỹ. Tuy nhiên, hạn hán, độ ẩm mặt đất và dưới lòng đất gần như cạn kiệt, cùng các đồng cỏ được đánh giá là “nghèo nàn”, đã đẩy giá lương thực tăng. |
|
Nhiệt độ trái đất được ghi nhận ở mức cao nhất kể từ khi nhiệt hành tinh của chúng ta bắt đầu có dấu hiệu nóng lên từ 150 năm trước. Nguyên nhân của sự tăng nhiệt một phần do sự phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động của con người. |
|
Hiện tượng nóng lên toàn cầu làm tan chảy các dòng sông băng. Tình trạng băng tan ở Bắc cực và Nam cực đang ở mức báo động. |
|
Bắc cực chứa một tấn khí methane, loại khí nhà kính mạnh và không tốt cho sức khỏe con người. Nếu các sông băng và chỏm băng vùng cực không tồn tại, con người sẽ giống một chiếc sandwich đang ở trong một máy ướp lạnh mà không có đá vào ngày hè nóng nực. |
|
Các dòng sông băng tan chảy dẫn tới mực nước biển tăng cao. Trong những năm gần đây, mỗi khi mùa mưa tới, quần đảo San Blas của Panama thường xuyên phải đối mặt với các trận lụt lớn và nghiêm trọng. Đó là kết quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu. |
|
Biển sẽ lấn sâu vào đất liền khoảng 66 m trong vài năm tới. Nhiều quốc đảo sẽ bị “nuốt chửng” và một đường bở biển mới dần hình thành ở Bắc Mỹ. |
|
Hiện tượng axit hóa đại dương là kết quả trực tiếp của việc hàm lượng CO2 tăng cao trong bầu khí quyển. CO2 hòa tan trong nước sẽ tạo thành axit cacbonic. Loại axit này làm giảm khả năng hình thành và duy trì vỏ cùng cấu trúc xương của nhiều sinh vật biển, ví dụ như san hô. |
|
Hàng ngàn xác cá nổi trên bờ biển ngoài khơi Marina Del Rey, miền nam California hôm 19/4. |
|
Xác cá nổi lềnh bềnh trên một bến thuyền ở Pultneyville, thành phố New York, hôm 17/5. |
nước biển
hồ
Mỹ
Bắc cực
sông băng
trái đất
NASA
biến đổi khí hậu
dầu khí
đảo