Chiến binh Gurkha đứng gác bên ngoài Khách sạn Shangri-La, nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 15 hôm 3/6. Đây là những chiến binh tinh nhuệ gốc Nepal với phẩm chất lẫy lừng đã được chứng minh trong các cuộc xung đột trong chiến tranh hiện đại. Ảnh: Reuters |
Lính Gurkha vũ trang tại Shangri-La hôm 3/6. Nhiều năm qua, các chiến binh Gurkha được tín nhiệm giao trọng trách bảo vệ Đối thoại Shangri-La, nơi quy tụ nhiều quan chức quốc phòng cấp cao của các quốc gia. Trong sự kiện năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Ashton Carter sẽ dẫn đầu phái đoàn quan chức quốc phòng Mỹ tham gia đối thoại. Vấn đề Biển Đông được dự đoán trở thành tâm điểm của các cuộc đối thoại. Đô đốc Tôn Kiến Quốc , phó tổng tham mưu trưởng quân đội, dẫn đầu đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-La. Ảnh: AFP |
Lính Gurkha bảo vệ bên ngoài Shangri-La hôm 3/6. Tham dự Shangri-La năm nay là hơn 560 đại biểu, tới từ 52 quốc gia, trong đó có 32 đoàn đại biểu chính thức. Trong số các đại biểu gồm nhiều bộ trưởng Quốc phòng, bộ trưởng Ngoại giao, các quan chức chính phủ và quân đội cấp cao, tạo gánh nặng lớn cho công tác đảm bảo an ninh của nước chủ nhà. Ảnh: AFP |
Lính Gurkha được chọn bảo vệ Đối thoại Shangri-La 2016 vì khả năng của họ đã được chứng minh trong tác chiến thực tế. Quân đội Hoàng gia Anh phát hiện tiềm năng của lính Gurkha trong cuộc chiến giành thuộc địa ở Nepal. Sự kiên cường, dũng cảm và có tính kỷ luật rất cao giúp chiến binh Gurkha nhanh chóng khẳng định được vị thế. Hiện tại, lực lượng này vẫn góp mặt trong biên chế quân đội Anh, quốc gia từng đô hộ Singapore. Ảnh: Reuters |
Các chiến binh Gurkha luôn chiến đấu hết mình vì truyền thống gia đình và bạn bè đồng đội. Ngoài sự an nguy của bản thân, họ luôn phải nỗ lực bảo vệ những người sát cánh bên mình. Nó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn. Tinh thần này cũng giúp các sự kiện quan trọng được đảm bảo an toàn hơn. Ảnh: Reuters |
Thông thường, chiến binh Gurkha trong biên chế quân đội Anh thường nhận nhiệm vụ nguy hiểm, đòi hỏi kỹ năng tác chiến hoàn hảo và sự can trường trận mạc. Tháng 9/2010, Dip Prasad Pun, một binh sĩ Gurkha, chống lại 30 lính Taliban ở tỉnh Helmand, Afghanistan. Chiến binh này hạ 4 phiến quân và cầm chân đối phương tới khi đồng đội chi viện. Ảnh: Reuters |
Hiện tại, chiến binh Gurkha phục vụ trong hàng ngũ quân đội Nepal, Anh và Ấn Độ. Sau khi Ấn Độ giành độc lập vào năm 1947, 6 trung đoàn Gurkha gia nhập quân đội nước này, còn 4 trung đoàn khác tiếp tục phục vụ trong Quân đội Hoàng gia Anh. Ảnh: Reuters |
Hình ảnh chiến binh Gurkha bảo vệ Đối thoại Shangri-La trở nên quen thuộc trong những năm gần đây. Trong Thế chiến thứ nhất, 200.000 lính Gurkha chiến đấu cho Quân đội Hoàng gia Anh ở chiến trường Trung Đông. Con số này tăng thêm 50.000 người trong Thế chiến II. Họ chống lại quân đội phát xít Nhật. Ảnh: Reuters |
Bên cạnh các chiến binh gốc Nepal, cảnh sát và quân đội Singapore cũng được huy động để đảm bảo an ninh cho sự kiện quan trọng. Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự sự kiện. Ảnh: Reuters |