Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những chương trình truyền hình thực tế gây chết người

Từ ồn ào của chuyện "Quyền Linh bị bắt vì tàng trữ hàng cấm" đến những thử thách nguy hiểm trong "Cuộc đua kỳ thú" ở trong nước, nhìn ra thế giới để thấy, ngoài ánh hào quang của sự nổi tiếng, truyền hình thực tế còn tàn nhẫn và khắc nghiệt hơn nhiều người có thể nghĩ.

Những chương trình truyền hình thực tế gây chết người

Từ ồn ào của chuyện "Quyền Linh bị bắt vì tàng trữ hàng cấm" đến những thử thách nguy hiểm trong "Cuộc đua kỳ thú" ở trong nước, nhìn ra thế giới để thấy, ngoài ánh hào quang của sự nổi tiếng, truyền hình thực tế còn tàn nhẫn và khắc nghiệt hơn nhiều người có thể nghĩ.

>> Từ vụ 'Quyền Linh bị bắt': Truyền hình thực tế 'thực' đến tàn nhẫn?
>> 
Quyền Linh không được biết trước kịch bản 'bị công an bắt'
>> Cư dân mạng xôn xao tin Quyền Linh bị bắt vì tàng trữ hàng cấm
>> Khán giả bất bình trước thử thách quá nguy hiểm của 'Cuộc đua kỳ thú'

Ai cũng hiểu và nhìn thấy được sức hút mới mẻ và hấp dẫn mà các chương trình truyền hình thực tế đã mang lại cho khán giả truyền hình khắp thế giới trong vài thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hạnh phúc khi có không ít số phận bị đánh cắp vì theo đuổi những ước mơ hão huyền hoặc gặp nguy hiểm đến tính mạng từ những thử thách ngiệt ngã.

Expedition: Robinson (Chuyến thám hiểm: Robinson)

Sinisa Savija.

Năm 1997, Sinisa Savija (34 tuổi) đã được xác minh là tự tử khi bất ngờ nhảy ra khỏi đoàn tàu đang di chuyển với tốc độ cao tại Norrkoping, Thuy Điển. Đáng đau buồn hơn, khi người này là một thí sinh của chương trình Expedition: Robinson, và ông vừa là thí sinh bị loại khỏi cuộc chơi đầu tiên cách đó một tháng.

Sinisa là một sinh viên trường Luật, di cư từ Bosnia đến Thụy Điển. Khi trông thấy một mẫu quảng cáo tuyển người chơi cho một chương trình truyền hình mới được kỳ vọng là sẽ mang lại “nhiều đột phá”, ông đã không ngần ngại đăng ký ngay lập tức, với mong muốn “khẳng định những gì những gì thuộc về bản thân”.

Không may, Sinisa không những không đạt được mục tiêu đó, mà còn bị các thí sinh khác xa lánh vì giọng nói không chuẩn, cũng như quá yếu kém để vượt qua được những thử thách của cuộc thi.

Bà Nermina - vợ ông đã lên tiếng tố cáo chương trình đã gây ra cái chết của chồng. Theo cáo buộc của bà, những gì mà Sinisa phải trải qua trong cuộc thi khiến ông có cảm giác là người xấu và không tìm được ý nghĩa của cuộc sống.

Expedition: Robinson sau những lùm xùm đầu tiên đã trở nên thành công tại nước này, sau đó đã được sản xuất tại Mỹ dưới tên gọi Survivor (Người sống sót).

Extreme makeover (Hoán đổi sắc đẹp)

Deleese Williams.

Khi một chương trình truyền hình thực tế hứa hẹn với một phụ nữ đang bị xâm phạm lòng tự trọng vì bị gia đình, người thân chê cười vì răng hô, hàm lệch, sẽ đem lại cho cô một nụ cười giống như siêu mẫu Cindy Crawford, rồi ngay sau đó hủy bỏ lời hứa vào phút cuối, điều gì tệ nhất có thể xảy ra? Với đài ABC, đó sẽ là một vụ tự tử, hay bản kiện cáo trị giá 1 triệu đô?

Vụ kiện ghi rõ: “Deleese Williams (28 tuổi), đến từ bang Texas (Mỹ) đau khổ vì luôn bị trêu chọc là quá xấu xí, và một bác sĩ đến từ chương trình truyền hình thực tế Extreme makeover trên kênh ABC đã hứa hẹn sẽ mang lại cho Deleese một nụ cười giống như Cindy Crawford. Và để chuẩn bị cho chương trình, phía sản xuất đã gửi một đội quay hình đến Texas vào tháng 1/2004 để phỏng vấn Deleese và gia đình của cô”.

Luật sư cũng cáo buộc chương trình đã điều khiển Kellie, em gái của Deleese buông lời xúc phạm ngoại hình của chị.

Nhưng ngay trước khi Deleese bắt đầu bước vào quá trình giải phẫu, nhà sản xuất đột ngột thông báo họ sẽ hủy chương trình vì không phù hợp với mục tiêu mà họ hướng đến. Deleese được trả về nhà, nhưng sau đó, em gái của cô - Kellie đã quẫn trí tự vẫn vì hối hận về những điều đã nói về chị gái của mình ngày trước.

Khatron Ke Khiladi (Thách quỷ)

Anja Khan. 

Trong buổi công bố ra mắt chương trình truyền hình thực tế mới mang tên Khatron Ke Khiladi (Dare devils) của Ấn Độ, một người đàn ông tên Anjar Khan (22 tuổi) đã được chọn để tham gia vào một thử thách, mà trong đó, người chơi được thách đố phải đứng dưới nước trong một bể kính khổng lồ càng lâu càng tốt.

Tuy nhiên, khi Khan thực hiện thử thách của mình được vài phút, ban tổ chức nhận ra có điều gì đó không ổn và ngay lập tức, anh được kéo ra. Tuy nhiên, sau khi cố gắng tự di chuyển được vài bước, Khan ngã gục rồi được đưa vào bệnh viện gần đó. Lúc này, nhịp tim và huyết áp của anh đã rơi vào trạng thái cực kỳ nguy hiểm. Rất may, Khan đã được các bác sĩ cứu sống, nhưng phải sử dụng đến máy hô hấp.

Sau đó, dư luận càng thêm giận dữ khi biết được ban tổ chức không hề sắp xếp bác sĩ hoặc đội cứu hộ tại nơi xảy ra vụ tai nạn. Thậm chí, chương trình được diễn ra mà không có bất cứ một giấy phép nào.

3 thành viên trong ban tổ chức chương trình truyền hình này ngay sau đó đã bị bắt giữ để điều tra về tội cố tình gây nguy hiểm cho người khác.

Wife swap (Đổi vợ)

Simon và Jane Foster.

Năm 2008, khi tham gia game show Wife swap, Simon Foster được tìm thấy đã chết tại Brighton (Anh) vì sử dụng thuốc quá liều. Theo kịch bản cuộc chơi, Simon và vợ là Jane, vốn là một người lưỡng tính đều đồng ý có bạn gái sống chung.

Sau khi chương trình được phát sóng vào tháng 10, hình ảnh Simon được phơi bày trên nhiều tờ báo lá cải ở Anh, trở thành trò cười cho công chúng. Và khi người vợ quyết định ly dị và mang 2 con đến sống hẳn với người đàn bà lưỡng tính (là cô gái tham gia sống chung với vợ chồng anh trong chương trình), Simon bị trầm cảm nặng, trở nên nghiện ngập rượu, mất việc làm và trở thành người vô gia cư. Và ông đã quyết định tự sát.

Một người bạn của Simon Foster kể lại: “Chương trình đã đặt anh ấy vào tâm trạng cực kỳ đau khổ và căng thẳng. Anh ấy không còn là một người như trước. Nhìn thấy vợ mình hạnh phúc với một người đàn bà khác khiến anh ấy trở thành một trò cười”.

Trả lời về điều này, nhà sản xuất chương trình cho biết: “Tất cả những người tham gia Wife swap đều được hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như thế chất trong suốt khoảng thời gian quay hình và cả những vấn đề có thể gặp phải sau đó. Và sự chăm sóc này không bao giờ được Simon để mắt tới”.

The Amazing Race (Cuộc đua kỳ thú)

 Claire Champlin (áo tím) và bạn đồng hành.

Mùa 17 của The Amazing Race, thí sinh Claire Champlin đã gặp phải một sự cố hy hữu. Dù chịu nhiều đau đớn, nhưng Claire vẫn phải tiếp tục phần chơi của mình nếu không muốn bỏ cuộc và đánh mất cơ hội giành giải thưởng béo bở 1 triệu USD.

Trong một thử thách, Claire phải sử dụng súng cao su khổng lồ để phóng những quả dưa hấu với tốc độ cao để có thể quật ngã được những kỵ binh mặc áo giáp sắt đứng cách đó không xa. Mọi chuyện có vẻ như không mấy suôn sẻ, nên trong lần thử thứ 3, cô kéo căng khẩu súng để có thể phóng xa hơn, không may, mọi cố gắng đã trở nên phản tác dụng khi quả dưa hấu này đã bay ngược lại và đập mạnh vào mặt của Claire.

“Tôi không cảm giác được mặt của mình. Đầu của tôi đau quá” – Claire vừa nói vừa run lẩy bẩy. Khi được người bạn đồng hành động viên phải hoàn thành thử thách, Claire thốt lên: “Cái gì? Tôi thậm chí còn không nhìn thấy gì cả”. Nhưng cuối cùng, thí sinh kém may mắn này vẫn phải cố gắng gượng dậy để thực hiện tiếp tục chặng đua.

Tai nạn hy hữu của The Amazing Race.

Khi tập này được phát sóng, nhiều khán giả đã tỏ ra nghi ngờ tính chân thật của tai nạn này và cho rằng đây là màn dàn dựng của ban tổ chức để kéo rating cho chương trình. Ngay lập tức, Claire đã phải lên tiếng rằng đó hoàn toàn là sự thật và cô cảm thấy rất may mắn vì đã được đội cứu hộ chăm sóc kịp thời, cũng như không gặp phải điều gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều này vẫn không xoa dịu được phẫn nộ của dư luận bởi họ cho rằng ban tổ chức đã không lường trước được mức nguy hiểm của trò chơi. Trước đó, đài CBS thậm chí còn dùng đoạn clip ghi lại tai nạn này để quảng bá cho chương trình.

Britain's Got Talent (Tìm kiếm tài năng phiên bản Anh)

Alyn James.

Alyn James, một nha sĩ về hưu đến từ miền Nam xứ Wales, sau khi tham gia Britain's Got Talent đã có ý định tự vẫn khi bị chế giễu trong show truyền hình thực tế này.

Alyn James tin rằng ông được nhà sản xuất chương trình chọn vì họ tin ông sẽ bị khán giả cười nhạo. James cũng nói thêm rằng ông đã thông báo với nhà sản xuất chương trình rằng các chuyên gia y tế đã từng nhận định ông có nguy cơ tự sát cao, nhưng các nhà sản xuất vẫn chọn để đẩy ông vào vòng thử giọng phát sóng truyền hình. Và đúng như James lo lắng, ông được yêu cầu ngừng hát giữa chừng và bị khán giả la ó, chế giễu.

Màn trình diễn của ông được yêu cầu ngừng chừng và bị khán giả la ó, chế giễu.

Trước đó, phía sản xuất chương trình có gửi một nhà tâm lý học đến để kiểm tra James, nhưng “Chúng tôi đã dành một tiếng rưỡi trên điện thoại, và anh ta bắt tôi liệt kê tất cả các loại thuốc tôi đã và đang dùng. Đó là tất cả những gì anh ta quan tâm”, James kể lại.

James đã cố nói với nhà tâm lý rằng, ông đã từng được đưa vào viện tâm thần bị xếp vào nhóm nguy cơ tự sát và đã cố làm điều này đến 6 lần. Mặc dù vậy, James vẫn được lựa chọn để thử giọng và ghi hình tại trường quay cho chương trình Got Talent. "Tôi nghĩ rằng họ có những người giỏi nhất và tệ nhất, và tôi đã ở đó để làm người tệ nhất, được mời đến để làm trò cười và bị chế nhạo", James nói.

Sau khi biểu diễn tại buổi thử giọng, James đã lại phải đi điều trị và lại muốn tự sát.

 

Phương Giang

Theo Infonet.vn

Độc giả có thể chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này qua địa chỉ email: news@zing.vn

Phương Giang

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm