Những chuyến bay không có hành khách. Ảnh: Whichco. |
Về cơ bản, một chuyến bay "ma'"được lên kế hoạch khởi hành khi có rất ít hoặc không có hành khách nào trên máy bay. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ châu Âu khi các hãng hàng không vẫn liên tục thực hiện các chuyến bay ngay cả khi không có hành khách.
Chuyến bay "ma" để làm gì?
Lý do các chuyến bay này vẫn còn tồn tại là để giữ vị trí ở các sân bay. Quy tắc này được Ủy ban châu Âu và Cục Hàng không Liên bang (FAA) tại Mỹ thiết lập.
Sau những cuộc khủng hoảng về tài chính của các hãng hàng không và lo ngại về tác động của khí thải đến môi trường, Ủy ban Châu Âu đã tạm thời loại bỏ quy tắc này vào ngày 10/3/2020. FAA cũng đã có những động thái tương tự khi đình chỉ quy tắc giữ chỗ tại các sân bay tại Mỹ.
Trước đại dịch Covid-19, các hãng hàng không phải tuân thủ theo quy tắc 80:20. Điều này nghĩa là hãng bay sẽ phải sử dụng ít nhất 80% thời gian bay để giữ vị trí tại sân bay vào mùa tiếp theo. Trong đại dịch, tỷ lệ này giảm xuống còn 50:50. Nhưng hiện tại, sau khi các hạn chế đã được dỡ bỏ, tỷ lệ này đã tăng lên 70% từ ngày 27/3.
Ảnh hưởng tới môi trường
Tổ chức Greenpeace ước tính có khoảng 100.000 chuyến bay không hành khách được thực hiện ở châu Âu trong mùa đông vừa qua. Những chuyến bay này tạo ra khoảng 2,1 triệu tấn khí thải, tương đương với lượng khí thải của 1,4 triệu ôtô mỗi năm.
Con số này đặc biệt quan trọng vì ngành du lịch sẽ được thiết lập để tăng trưởng 4% mỗi năm thay vì 8% như hiện tại. Một bản kiến nghị “chấm dứt chuyến bay ma” với 100.000 chữ ký được diễn ra vào ngày 14/7 đã được tranh luận tại quốc hội tại Anh.
Những chuyến bay "ma" vẫn ám ảnh trên bầu trời châu Âu. Ảnh: Shutterstock. |
Giải pháp
Hãng hàng không quốc tế Lufthansa cho rằng các chuyến bay "ma" là một vấn đề lớn. Trái lại, Michael O’Leary, Giám đốc điều hành Tập đoàn hàng không Ryanair của Ireland, việc loại bỏ 18.000 chuyến bay không cần thiết sẽ dễ dàng hơn nếu hãng bay bán vé với giá rẻ hơn, có thể thấp chỉ còn 5 euro.
Hiện nay, các hãng hàng không vẫn duy trì những chuyến bay không hành khách trên bầu trời để tiếp tục giữ chỗ sân bay. Trong khi nhiều người vẫn lên án vì cách làm này đi ngược với mục tiêu giảm phát thải nhà kính, các hãng bay không còn sự lựa chọn nào khác.