Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những chuyến chinh phục và dọn rác ở núi Bà Đen

Núi Bà Đen (Tây Ninh) là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ. Những năm gần đây, nơi này trở thành địa điểm thu hút, nhưng cũng ngày càng ô nhiễm do rác thải các phượt thủ để lại.

Dọc đường lên đỉnh núi, rác ở khắp mọi nơi, chủ yếu là những chai nhựa, túi nilon… Lên đến đỉnh núi, tình trạng rác thải càng tăng lên gấp bội. Đó là những loại rác khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường, phá hủy hệ sinh thái núi Bà Đen.

 Để lên đỉnh núi Bà Đen, du khách có ý định vui chơi dựng lều ở lại qua đêm thường chọn đường cột điện. Con đường này tương đối khó đi, chỉ cần men theo hơn 118 cột điện là lên tới đỉnh núi. Được biết nhóm đã treo hơn 80 thông điệp "Ba lô trên vai, mang rác trở về", "mang thức ăn lên, nhớ mang rác xuống" trên các thân cây và cột điện dọc đường lên núi.

Chinh phuc nui Ba Den anh 1

Những thông điệp này được treo rải rác trên các cột điện và cây cối theo đường từ chân núi lên đỉnh núi. Ảnh: Anh Tuấn.

 

Các thông điệp được treo ở nơi dễ có thể nhìn thấy, để mọi người tự cải thiện ý thức, không xả rác dọc đường. Tuy nhiên, người tuyên truyền cứ mãi tuyên truyền, còn người leo núi chẳng mấy ai chịu cải thiện ý thức, ăn uống đến đâu vứt đến đó để đỡ nặng balo.

Theo chân nhóm các bạn trẻ do anh Nguyễn Thế Bằng dẫn đầu, chúng tôi bắt đầu chinh phục đỉnh núi Bà và thu gom được ba bao to chai nhựa, túi nilon... Lên đến đỉnh núi là 12h đêm, trời bắt đầu đổ mưa và sương mù dày đặc, lượng rác còn tăng thêm gấp bội, chất thành từng đống, bốc mùi rất nặng.

Chúng tôi nhanh chóng dựng lều trú mưa và sưởi ấm. Lửa đốt trong đêm đã tàn dần, ánh bình minh bắt đầu xuất hiện từ xa. Các bạn trẻ nhanh chóng thu gom những chai nước, chai bia, túi nilon, các loại rác la liệt nhiều chỗ thành một đống, và chọn nơi cách xa cây cối đốt và tiêu hủy.

Chinh phuc nui Ba Den anh 2

Các thành viên trong nhóm thu gom rác dọc đường lên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Anh Tuấn.

 

Thực ra, nhóm các bạn trẻ dọn rác ở núi Bà là một nhóm phượt ở Sài Gòn. Khi chinh phục đỉnh núi, thấy rất nhiều rác, họ nảy sinh ý tưởng in thông điệp treo trên cây và cột điện. Các thành viên trong nhóm hầu hết đã có việc làm ổn định, một số thành viên vẫn đang còn là sinh viên của các trường đại học.

Cứ 2 tuần, các thành viên thường tận dụng thời gian rảnh và kêu gọi thêm mọi người lên núi dọn rác. Một thành viên của trong nhóm cho hay: "Rác thải trên núi rất nhiều, cứ nhóm này dọn thì nhóm khác lại xả ra".

Chinh phuc nui Ba Den anh 3

Những chòm mây đang bao bọc ngọn núi, bao bọc cả mảnh đất Tây Ninh đầy nắng và gió. Ảnh: Anh Tuấn.

 

Những làn mây bồng bềnh hòa quyện theo ánh mặt trời tạo nên một khung cảnh huyền ảo. Đây là một thành quả mà bất kể dân phượt nào cũng muốn với tới. Ðường lên đỉnh núi quanh co có nhiều cảnh trí do thiên nhiên tạo ra. Lên cao, về phía đông là ngọn núi Cậu, phía tây bắc là núi Heo và núi Phụng. Trong núi có rất nhiều hangđộng đẹp

 

Bà Năm, 50 tuổi, bán nước dưới chân núi cho biết, hàng tuần, rất nhiều nhóm phượt hay leo núi vào ban đêm, nên rác thải trên núi Bà ngày càng nhiều. Bà cũng rất vui khi có một nhóm bạn trẻ vượt đường xá xa xôi đến đây, vừa leo núi vừa dọn rác. Bà nói: CCác bạn trẻ này rất năng động. Tôi thấy cứ 2 tuần, đôi khi 1 tuần một lần, họ lại chuẩn bị dầu hôi, bao tải thu gom rác dọc đường đi lên đỉnh núi để đốt. Thật mừng vì có nhóm bạn trẻ nhiệt huyết như vậy. Hy vọng núi Bà ngày càng xanh, sạch đẹp hơn".

 

 

Chinh phuc nui Ba Den anh 4

Bức tranh tiên cảnh. Ảnh: Anh Tuấn.

 

Anh Nguyễn Thế Bằng (30 tuổi, ở TP HCM), trưởng nhóm, cho biết, cứ 2 tuần một lần anh lại vận động mọi người leo núi và nhặt rác vừa rèn luyện sức khỏe,vừa làm sạch môi trường. Ban đầu rất ít người tham gia, anh phải đi xe máy gần 100 km, từ Sài Gòn tới núi Bà, tự mình nhặt rác từ chân núi lên đỉnh núi để đốt, rất vất vả. Anh nhớ những lần lên tới đỉnh núi trời, bất chợt mưa to, ướt hết người và lạnh. Có lúc anh cảm thấy bất lực, muốn bỏ cuộc, nhưng vì niềm đam mê chinh phục núi Bà Đen, muốn nơi đây sạch sẽ hơn nên anh vẫn tiếp tục vượt qua. Sau gần 3 năm, bây giờ nhóm đã có 30-40 người. Các thành viên trong nhóm hầu hết đều ở Sài Gòn. Với sự nhiệt huyết tuổi trẻ, các bạn ấy đang từng ngày làm cho môi trường núi Bà Đen bớt ô nhiễm hơn.

Anh cũng cho biết thêm: “Ngoài dọn rác núi Bà, nhóm cũng đi rất nhiều nơi. Trên đường đi, tôi luôn vận động mọi người không xả rác bừa bãi, nhất là những khu du lịch”.

Đỉnh Bà Đen đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm cao, điều này đòi hỏi Ban quản lý và bảo tồn khu du lịch núi Bà Đen cần có biện pháp thiết thực để giải quyết, trả lại vẻ đẹp hoang sơ vốn có cho núi. Các bạn trẻ cũng cần cải thiện ý thức bảo vệ môi trường và thiên nhiên không chỉ với núi Bà Đen và còn nhiều nơi khác nữa.

Phượt đường Đá Trắng - cung đường nguy hiểm nhất núi Bà Đen

Đích đến cũng như mục tiêu chinh phục của hành trình không phải đỉnh núi, mà là đỉnh dốc đá hơn 700 m. Đó là nơi bạn không được phép có bất kỳ sai sót nào.

Cuộc thi chia sẻ ảnh/ video du lịch hè
Bạn là người đam mê du lịch, từng được khám phá nhiều vùng đất? Bạn có những trải nghiệm thú vị muốn chia sẻ cùng mọi người? Hãy gửi bài viết của bạn về địa chỉ dulich@zing.vn, đặt tiêu đề mail "Cuộc thi bạn đọc chia sẻ du lịch". 
Từ 1/8-4/9/2016, mỗi tuần, 1 bài viết được nhiều người đọc nhất trong vòng 48 tiếng sau khi đăng, 1 bài được ban biên tập lựa chọn sẽ nhận được một vali Ricardo trị giá từ 2,2-3,4 triệu đồng. Độc giả được tùy chọn sản phẩm 7 tấc (28 inch), 6 tấc (24 inch), 5 tấc (24 inch) dòng Arcata có sẵn trên website KOS shop. 
Nhà tài trợ chịu phí ship tới các tỉnh thành trong lãnh thổ Việt Nam. 
Quyết định của ban biên tập là quyết định cuối cùng.
Các bài dự thi được đăng tại đây.

Độc giả Bùi Anh Tuấn - Thương Trần

Bạn có thể quan tâm