Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cú click chuột ác độc

Không hung hãn lộ liễu như nhóm nữ sinh đánh bạn ở Trà Vinh hay khát máu như Lê Văn Luyện, những cú click chuột đơn giản, sạch sẽ, lịch sự hơn nhiều.

Nhưng những cú click chuột tò mò vào xem, những cái share tàn nhẫn của người vô hình trước bàn phím đã bức tử một cuộc đời.

Sẽ chán nếu không có đám đông cổ vũ

Việt Nam có 30 triệu người dùng Facebook. Mới cuối năm ngoái Việt Nam còn đứng trong top 11, năm nay đã vào top 5 nước dùng Facebook nhiều nhất.

Mỗi người Việt Nam dành ra trung bình 2,5 tiếng mỗi ngày để truy cập Facebook, 75% số người sử dụng Facebook có độ tuổi từ 18-34. Sự phát triển vũ bão và nguy cơ ngày càng lớn, nhưng chính cha mẹ, thầy cô lại hầu như chẳng chỉ dạy được gì cho lớp trẻ trong chuyện ứng xử với Facebook.

Dư luận trên mạng có thể đẩy một cá nhân tới bước đường cùng.
Dư luận trên mạng có thể đẩy một cá nhân tới bước đường cùng.

Những cú sốc của cha mẹ khi phát hiện con yêu sớm

Phát hiện con gái lớp 8 có bạn trai, gia đình ngăn cấm, liên tục giám sát. Song nữ sinh này vẫn lén lút hẹn gặp người yêu và có thai.

Tôi có lần tình cờ được chứng kiến cảnh sát bố ráp đua xe. Được biết cung đường đó, vào khoảng thời gian đó sẽ có đua xe. Tôi đi theo đoàn cảnh sát, tưởng sẽ được thấy những màn rượt bắt ly kỳ của dàn xe cảnh sát đặc chủng dí theo những thanh niên liều mạng dẫn đầu đoàn đua. Nhưng tới nơi, tôi chỉ thấy các chú cảnh sát đi tới những đám đông thanh niên sinh viên, học sinh ngồi túm tụm ở hai bên vệ đường. Họ chỉ giải tán đám đông ngồi xem.

Tôi hỏi tại sao không đi bắt người cầm đầu đua xe? Các anh nói: “Nếu không có đám đông hò reo cổ vũ ủng hộ thì đám đua xe cũng không có động lực và tự giải tán mà thôi”. Đúng là vậy, khi đường đua vắng người xem, mấy chú cầm đầu nẹt pô vài vòng rồi chán, bỏ đi mất hút.

Trước việc bạn nữ sinh vừa mất đã có rất nhiều bạn gái từng bị đâm chết, hắt axit, đốt xăng... và cũng có cả tung clip sex lên mạng. Sách báo dạy những chiêu thức để các bạn trở nên đáng yêu, dạy cách bày tỏ tình cảm thì nhiều. Nhưng chả ai dạy các bạn ấy biết cách chờ đợi để làm tắt từ một ngọn lửa tình và làm nguội cơn thù hận ở người yêu cũ.

Đừng nghĩ cắt là đứt

Từ 2.000 năm trước, người Ấn đã có những cuốn sách dạy các cô gái cách yêu và cách chia tay vừa nhanh vừa êm đẹp khi tình cảm không còn nữa.

Nhưng ở Việt Nam thì không, chúng ta không hề được học. Phụ huynh cấm đoán, can thiệp thô bạo, nghĩ chỉ cần cắt là đứt. Nhà trường thì đứng ngoài cuộc.

Trong khi đó, các trường học ở Mỹ có bài học bắt buộc cho nữ sinh, đó là phải mang một con búp bê biết quấy khóc về nhà trong vòng 24 giờ và phải tập chăm sóc nó. Cho em bé bú sữa, thay áo, thay tã, bồng bế, ru ngủ, dỗ dành... các “bà mẹ tập sự” sẽ phải đoán xem em bé cần gì mỗi khi khóc.

Tất cả những đáp ứng của bà mẹ tập sự sẽ được tự động ghi nhận và lưu lại trong bộ nhớ phức tạp gì đó gắn sau lưng bé. Ngày hôm sau trả bé lại trường, bộ nhớ ấy sẽ được nối với máy tính để chấm điểm. Phụ huynh phải ký giấy cam kết sẽ bồi thường nếu búp bê bị hỏng. Nếu mất hay hỏng hoàn toàn thì giá phải đền là 1.000 USD.

Nhiều trường còn tổ chức ngoại khóa tọa đàm, mời được cả những nhân vật đã từng bị lạm dụng tới trường chia sẻ bài học thật từ chính mình, có các chuyên gia tâm lý hỗ trợ tận nơi.

Cô thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky - người bị dính vụ án tình cảm với cựu tổng thống Bill Clinton - kể lại thời kỳ khủng hoảng sau scandal năm 1998: “Mẹ tôi sợ rằng tôi có thể bị làm nhục đến chết theo nghĩa đen. May mà thời đó chưa có mạng xã hội”.

Cậu sinh viên năm nhất Đại học Rutgers tên là Tyler Clementi bị bạn cùng phòng bí mật quay đoạn phim đang thân mật với một người đàn ông khác. Khi thế giới mạng biết đến sự việc này, họ đã giễu cợt và sỉ nhục cậu. Một vài ngày sau, Tyler tự tử ở cầu George Washington khi mới 18 tuổi.

Lewinsky nói: “Với sự giúp đỡ của công nghệ, của thế giới ảo, sự sỉ nhục ấy được khuếch đại và còn lưu lại mãi mãi. Nếu như sự xấu hổ ở thế giới thực chỉ trong phạm vi gia đình, làng xóm, trường học hay cộng đồng xung quanh thì thế giới ảo, hàng triệu người có thể đâm vào tim bạn bằng những lời lẽ của họ.

Chúng ta đang ở trong một vòng tròn nguy hiểm. Chúng ta click vào những loại tin lá cải càng nhiều thì chúng ta gây nguy hiểm cho cuộc sống của đồng loại mình càng lớn. Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại”.

Khi cộng đồng mạng quá ác, người bị sỉ nhục có tinh thần thép cũng khó sống. Không có tòa án nào có thể bỏ tù một cái bàn phím, chỉ chính chúng ta cần tự có trách nhiệm hơn với tốc độ gõ phím của mình.

Mạng xã hội có thể bức tử một con người

Đó là ý kiến của nhiều cư dân mạng nhận xét về hành động của những bạn trẻ đã chia sẻ, bàn tán khi chỉ một vài giờ đồng hồ, clip được phát tán, bình luận chóng mặt. Thậm chí, số lượng theo dõi Facebook đăng clip và nữ sinh T. cũng tăng lên đáng kể. Một số người cho rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến T. tự tử.

Thông qua sự việc này, nhiều bạn đọc đã nhận xét về cách sử dụng mạng xã hội của nhiều người trẻ hiện nay trên các trang thông tin điện tử: “Chuyện gì các bạn cũng vào đả kích người khác trong khi chưa biết rõ nguyên nhân”, “Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Công nghệ càng đi lên thì cuộc sống càng đi xuống”, “Cư dân mạng đã góp phần bức tử T., các bạn đã hài lòng chưa?”...

Những lần nữ sinh bị tung clip 'nóng' chấn động mạng

Mới đây, nữ sinh H. phải tìm đến cái chết sau khi clip nhạy cảm của cô và bạn trai bị lan truyền trên mạng.

http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20150624/nhung-cu-click-chuot-ac-doc/765825.html

Theo Thu Hà/Báo Tuổi trẻ

Bạn có thể quan tâm