Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cuốn sách làm say lòng dân mê xê dịch

Trải nghiệm độc đáo trên đường đi đã được mô tả chi tiết và sống động trong những cuốn sách hay tuyệt về du lịch.

“On the Road” (Trên đường) của Jack Kerouac: Cuốn sách kể lại các chuyến đi khắp nước Mỹ của Kerouac và bạn bè trong những năm sau khi Thế Chiến II kết thúc. Qua lời dẫn chuyện của Sal Paradise (chính là Kerouac), người đọc sẽ được đi từ New York tới Denver, San Francisco và Los Angeles. Nhân vật Dean Moriarty với khát khao sống (và đam mê với phụ nữ) đem lại cho cuốn sách động lực tuyệt vời. Sal viết về người bạn đồng hành của mình như sau: “Những người duy nhất có ý nghĩa trong cuộc đời tôi là những người điên rồ... những người không bao giờ ngáp hay nói những điều sáo rỗng, mà cháy, cháy, cháy như nến vàng lộng lẫy của La Mã”.
“On the Road” (Trên đường) của Jack Kerouac: Cuốn sách kể lại các chuyến đi khắp nước Mỹ của Kerouac và bạn bè trong những năm sau khi Thế Chiến II kết thúc. Qua lời dẫn chuyện của Sal Paradise (chính là Kerouac), người đọc sẽ được đi từ New York tới Denver, San Francisco và Los Angeles. Nhân vật Dean Moriarty với khát khao sống (và đam mê với phụ nữ) đem lại cho cuốn sách động lực tuyệt vời. Sal viết về người bạn đồng hành của mình như sau: “Những người duy nhất có ý nghĩa trong cuộc đời tôi đều điên rồ,  không bao giờ ngáp hay nói những điều sáo rỗng, mà cháy, cháy, cháy như nến vàng lộng lẫy của La Mã”.
“As I Walked Out One Midsummer Morning” (Tạm dịch: “Bước ra giữa sáng mùa hè”) của Laurie Lee: Cuốn sách của Laurie Lee kể lại chuyến đi của ông thời trai trẻ vào những năm 1930, đây là một kiệt tác về du lịch của nước Anh. Laurie Lee mô tả chuyến đi từ thị trấn tẻ nhạt của Cotswolds, tới London rồi Tây Ban Nha, chỉ với tâm hồn ưa thích phiêu lưu và một cây vĩ cầm. Hài hước, kỳ lạ và đầy chất thơ, cuốn sách đã ghi lại những khoảng khắc tuyệt vời một cách chân thực.
“As I Walked Out One Midsummer Morning” (Tạm dịch: “Bước ra giữa sáng mùa hè”) của Laurie Lee: Cuốn sách kể lại chuyến đi thời trai trẻ vào những năm 1930, là một kiệt tác về du lịch của nước Anh. Laurie Lee mô tả chuyến đi từ thị trấn tẻ nhạt của Cotswolds, tới London rồi Tây Ban Nha, chỉ với tâm hồn ưa thích phiêu lưu và một cây vĩ cầm. Hài hước, kỳ lạ và đầy chất thơ, cuốn sách đã ghi lại những khoảng khắc tuyệt vời một cách chân thực.

Việt Nam - một trong những nơi phải tới ở tuổi 20

Theo tạp chí CN Traveler, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, là nơi lý tưởng cho những du khách ở độ tuổi 20 tới trải nghiệm và khám phá.


“Naples '44” (Tạm dịch: “Naples năm 1944”) của Norman Lewis: Lewis tới Naples dưới vai trò của một sĩ quan tình báo vào năm 1944. Cuốn nhật ký của ông là bức chân dung thành phố và con người Naples, nơi cơn đói hành hạ, những người phụ nữ phải đem bán thân để kiếm ăn.
“Coasting” (Tạm dịch: “Dọc bờ biển”) của Jonathan Raban: “Coasting” mô tả chuyến đi 6.400 km vòng quanh nước Anh của tác giả trên một chiếc thuyền buồm nhỏ chỉ định hướng bằng la bàn. Chuyến đi là ẩn dụ về cuộc đời của chính Raban: “Suốt nhiều năm, tôi thay đổi từ việc này sang việc khác, nơi này sang nơi khác, và người này sang người kia. Khi thấy gió nổi lên là tôi cũng nhổ neo”.
“Coasting” (Tạm dịch: “Dọc bờ biển”) của Jonathan Raban: “Coasting” mô tả chuyến đi 6.400 km vòng quanh nước Anh của tác giả trên một chiếc thuyền buồm nhỏ chỉ định hướng bằng la bàn. Chuyến đi là ẩn dụ về cuộc đời của chính Raban: “Suốt nhiều năm, tôi thay đổi từ việc này sang việc khác, nơi này sang nơi khác, và người này sang người kia. Khi thấy gió nổi lên là tôi cũng nhổ neo”.
“Travels with Charley: In Search of America” (Tạm dịch: “Đồng hành cùng Charley: Kiếm tìm nước Mỹ”) của John Steinbeck: Năm 1960, John Steinbeck và chú chó poodle Charley lên đường chu du nước Mỹ trên chiếc xe bán tải. Kết quả là sự ra đời của cuốn sách với lời văn mượt mà, lôi cuốn về khung cảnh và con người anh gặp trên đường đi, cho thấy sự thay đổi của nước Mỹ sau 5 thập niên.
“Travels with Charley: In Search of America” (Tạm dịch: “Đồng hành cùng Charley: Kiếm tìm nước Mỹ”) của John Steinbeck: Năm 1960, John Steinbeck và chú chó poodle Charley lên đường chu du nước Mỹ trên chiếc xe bán tải. Kết quả là sự ra đời của cuốn sách với lời văn mượt mà, lôi cuốn về khung cảnh và con người anh gặp trên đường đi, cho thấy sự thay đổi của nước Mỹ sau 5 thập niên.
“Notes From a Small Island” (Tạm dịch: “Thư từ đảo nhỏ”) của Bill Bryson: Chuyến đi “xuyên Anh” của Bryson được kể lại qua những câu chuyện hài hước và những ký ức cảm động, trong lúc cho người đọc cái nhìn thấu đáo hơn về xã hội hiện đại của nước Anh. Danh sách những vùng đất có tên lạ nhất nước anh và nhận xét thẳng thắn của Bryson về các điểm đến kém phần thú vị của nước Anh vô cùng hấp dẫn.
“Notes From a Small Island” (Tạm dịch: “Ghi chép ở đảo nhỏ”) của Bill Bryson: Chuyến đi dọc nước Anh của Bryson được kể lại qua những câu chuyện hài hước và những ký ức cảm động, trong lúc cho người đọc cái nhìn thấu đáo hơn về xã hội hiện đại. Những vùng đất có tên lạ nhất nước Anh và nhận xét thẳng thắn của Bryson về các điểm đến vốn kém phần thú vị của xứ sương mù trở nên rất hấp dẫn trong tác phẩm.
“Homage to Catalonia” (Tạm dịch: “ Trở về Catalonia”) của George Orwell: Sau khi trúng đạn trong nội chiến Tây Ban Nha, tác giả đã trở về quê hương của mình, Catalonia. Ông miêu tả người dân nơi đây “đang say giấc ngủ sâu của nước Anh, đôi khi tôi sợ chúng tôi sẽ sẽ chỉ tỉnh dậy với tiếng gầm thét của bom”. Cuốn sách được xuất bản năm 1938.
“Homage to Catalonia” (Tạm dịch: “Trở về Catalonia”) của George Orwell: Sau khi trúng đạn trong nội chiến Tây Ban Nha, tác giả đã trở về quê hương của mình, Catalonia. Ông miêu tả người dân nơi đây “đang say giấc ngủ sâu của nước Anh, đôi khi tôi sợ chúng tôi sẽ sẽ chỉ tỉnh dậy với tiếng gầm thét của bom”. Cuốn sách được xuất bản năm 1938.
“The Beach” (Tạm dịch: “Bãi biển”) của Alex Garland: Câu chuyện về một khách du lịch bụi người Anh đi tìm thiên đường nơi hạ giới đã truyền cảm hứng cho cả một thế hệ sinh viên tới miền Viễn Đông và là biểu tượng của sự giải thoát mà du lịch có thể đem lại.
“The Beach” (Tạm dịch: “Bãi biển”) của Alex Garland: Câu chuyện về một khách du lịch bụi người Anh đi tìm thiên đường nơi hạ giới đã truyền cảm hứng cho cả một thế hệ sinh viên tới miền Viễn Đông và là biểu tượng của sự giải thoát mà du lịch có thể đem lại.

“The Great Railway Bazaar” (Tạm dịch: “Tuyến đường sắt Bazaar”) của Paul Theroux: Tác phẩm đầu tay của Paul Theroux ghi lại chuyến đi dài 4 tháng qua châu Âu, châu Á và Trung Đông. Đây là cuốn sách gối đầu giường cả những người yêu thích du lịch bằng tàu hỏa, với mô tả về một số tuyến đường sắt tuyệt nhất thế giới.

“The Road to Oxiana” (Tạm dịch: “Đường tới Oxiana”) của Robert Byron: Được viết dưới dạng nhật ký, “Đường tới Oxiana” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học du lịch hiện đại. Cuốn sách mô tả các chuyến đi của tác giả vào năm 1933-1934 qua Beirut, Jerusalem, Baghdad, Teheran cuối cùng là tới Oxiana. Với giọng văn hài hước, cô đọng, Byron đã thuật lại những chuyến phiêu lưu của mình, những con người anh gặp trên đường đi và những báu vật kiến trúc của vùng đất chưa mấy du khách phương Tây đặt chân tới.
“The Road to Oxiana” (Tạm dịch: “Đường tới Oxiana”) của Robert Byron: Được viết dưới dạng nhật ký, đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học du lịch hiện đại. Cuốn sách mô tả các chuyến đi của tác giả vào năm 1933-1934 qua Beirut, Jerusalem, Baghdad, Teheran cuối cùng là tới Oxiana. Với giọng văn hài hước, cô đọng, Byron đã thuật lại những chuyến phiêu lưu của mình, những con người anh gặp trên đường đi và những báu vật kiến trúc của vùng đất chưa mấy du khách phương Tây đặt chân tới.

Những bộ phim xem xong chỉ muốn xách ba lô lên và đi

Đó là thông điệp mà bạn sẽ nhận được từ những bộ phim nổi tiếng về du lịch dưới đây.

Hoàng Linh

Ảnh: Telegraph

Bạn có thể quan tâm