Người đàn ông (giữa) ăn mặc như phụ nữ và đeo mặt nạ xuất hiện trên tàu điện ngầm. |
Tại Nhật Bản, hiện tượng những người đàn ông mặc áo liền quần bằng silicon và mặt nạ giống hệt phụ nữ xuất hiện ở nơi công cộng đang ngày càng được quan tâm.
Theo South China Morning Post, các trang phục của những người đàn ông này có thể lấy cảm hứng từ Animegao Kigurumi - phong cách cosplay đeo mặt nạ bắt nguồn từ văn hóa anime Nhật Bản.
Những người đam mê Animegao Kigurumi thường mặc áo liền quần và mặt nạ hóa trang để thể hiện rõ ràng nhất nhân vật anime yêu thích của mình.
Hồi tháng 2, một video ghi lại cảnh một người đàn ông mặc bộ đồ bó sát bằng silicon và đeo mặt nạ trông giống phụ nữ, ngồi trên tàu điện ngầm, lan truyền trên nền tảng X.
Khi thực hiện video phỏng vấn ngẫu nhiên trên phố, một TikToker cũng nhận thấy thi thoảng có người phụ nữ đi ngang và nhìn vào máy quay. Ngày 21/4, một tài khoản có tên Kawaso tiết lộ trên Togetter - một diễn đàn trực tuyến của Nhật Bản - rằng "người phụ nữ" đó thực chất là đàn ông mặc trang phục phụ nữ.
"Anh ta cố tình ngồi ở những nơi đông đúc nhiều phụ nữ, hướng cơ thể về phía họ. Dù tôi ngồi hơi xa nhưng vẫn cảm thấy sợ", Kawaso viết. Kawaso cũng cho hay đã báo sự việc với cảnh sát song không có hành động nào được thực hiện sau đó.
Nhiều phụ nữ Nhật Bản lo ngại cho sự an toàn khi gặp những người đàn ông này. |
Một người dùng Internet khác tên @natsoiku cho biết những người đàn ông này thường xuất hiện ở ga tàu điện ngầm Shibuya và quanh khu Shinjuku ở Tokyo. Một số người mặc đồ bó toàn thân màu đen và đeo mặt nạ.
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản gọi nhóm này là "những người đàn ông bó sát", ám chỉ việc họ thường xuyên mặc đồ bó sát kín người.
Một thành viên nổi tiếng trong nhóm này, được gọi là Rin, đã công khai thừa nhận trên livestream rằng anh là nam giới về mặt sinh học. Tuy nhiên, anh nhiều lần vào nhà vệ sinh nữ trong trang phục bó sát và đeo mặt nạ, xin chụp ảnh với người lạ. Rin khẳng định hành động này thỏa mãn ham muốn cá nhân nhưng phủ nhận việc gây hại.
Một cô gái giấu tên chia sẻ trên X về cuộc gặp gỡ với Rin, kể rằng cô không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ yêu cầu chụp ảnh của anh.
"Lúc đó tôi rất sợ và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi từ chối", cô viết.
Tại Nhật Bản, việc xâm nhập trái phép nhà vệ sinh nữ có thể bị phạt tù tối đa 3 năm hoặc phạt tiền lên đến 100.000 yen (650 USD). Hiện chưa có báo cáo nào về việc Rin bị bắt giữ.
Yuichi Sato, đại diện của Trung tâm thông tin về những người đáng ngờ tại Nhật Bản, cho biết nhóm này chủ yếu được nhận dạng qua trang phục nên việc truy tìm họ không dễ. Ở Nhật Bản, chỉ khi ai đó che giấu danh tính để phạm tội mới là bất hợp pháp.
Dù chưa có hành vi phạm tội nào liên quan đến nhóm đàn ông này được ghi nhận, song sự hiện diện của họ vẫn gây ra mối lo ngại về an toàn công cộng.
"Không thể nào biết được ai đang theo dõi ta từ phía sau chiếc mặt nạ đó. Chỉ nghĩ đến điều đó thôi cũng khiến tôi rùng mình", một người bình luận.
Một người nghĩ khác: "Họ không che mặt để phạm tội, nên không cần phải lo lắng trừ khi họ làm điều gì đó có hại".
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.