Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý

Chảy máu âm đạo, co thắt hay thai nhi ngừng cử động, là những dấu hiệu sớm thông báo thai nhi gặp nguy hiểm mà mẹ cần đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán kịp thời.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn đã mang thai Nếu có những dấu hiệu trên đây, bạn nên mua que thử và đến gặp bác sĩ để biết chắc chắn mình có mang thai hay không.

Một số biểu hiện khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Mẹ bầu cần nhanh chóng nhận biết những dấu hiệu này để xử trí kịp thời trước khi quá muộn và gây hậu quả đáng tiếc. 

Phạm Kiều Trang (25 tuổi, Hà Nội) thường xuyên tìm hiểu về các kiến thức chăm con khoa học, rút ra nhiều kinh nghiệm hay và chia sẻ trên mạng xã hội được mọi người ủng hộ. Dưới đây là chia sẻ của bà mẹ một con về những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai mẹ bầu cần chú ý:

Chảy máu vùng kín

Đây là dấu hiệu nguy hiểm hàng đầu mẹ cần chú ý. Hiện tượng chảy máu nhẹ mẹ bầu không cần quá lo lắng, nhưng lượng máu lớn và sẫm màu thì rất nguy hiểm.

Chảy máu âm đạo khi mang thai có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc sinh non, khi phát hiện ra hiện tượng bất thường này bạn cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp điều trị.

Dau hieu nguy hiem khi mang thai anh 1
Chảy máu âm đạo khi mang thai có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc sinh non. Ảnh: Mamaenzo

Em bé ngừng chuyển động

Khi thai nhi dưới 28 tuần, những cử động của bé còn rất nhẹ nên không phải lúc nào mẹ cũng nhận ra. Ở cuối thai kỳ, em bé đã có những chuyển động rất mạnh, mẹ nên theo dõi cử động của em bé bằng cách đếm các cú đạp của con vài lần mỗi ngày. Nếu bé chuyển động ít hơn, mẹ không cảm nhận được hoặc yếu mẹ nên nằm nghỉ ngơi và đếm cử động của bé. Nếu ít hơn 10 chuyển động trong 2 tiếng, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra sức khỏe của thai nhi. 

Co thắt, đau bụng dữ dội

Những cơn đau bụng hoặc co thắt nhẹ là triệu chứng khá phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, nếu thai phụ bị đau hoặc co thắt dữ dội có thể là dấu hiệu sinh non, vỡ tử cung. Để an toàn, mẹ cần gọi bác sĩ và đến bệnh viện khám ngay.

Rỉ ối

Rò rỉ nước ối có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và em bé vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Chúng có thể gây ra các biến chứng như dị tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai hoặc lưu thai. Rỉ ối được biểu hiện ở việc nước ối xuất ra ở âm đạo với số lượng ít khiến nhiều người nhầm lẫn với són tiểu. Tuy nhiên, nước ối không màu và có mùi tanh, còn nước tiểu có màu vàng và mùi amoniac đặc trưng.

Dau hieu nguy hiem khi mang thai anh 2
Bé Táo, con gái chị Trang hiện 15 tháng tuổi. Ảnh: NVCC

Mẹ cần gọi cho bác sĩ khi nhận thấy chất lỏng chảy ra từ âm đạo. Nếu chất lỏng có màu xanh lục hoặc vàng nâu là dấu hiệu báo em bé đã đi đại tiện trong dạ con, có thể gặp phải biến chứng về đường hô hấp khi bé chào đời. Tình trạng nhiễm trùng ối sẽ xảy ra nếu mẹ không được kịp thời điều trị.

Giảm cân đột ngột

Trong suốt giai đoạn mang thai, trung bình mỗi tuần mẹ bầu sẽ có mức tăng cân chuẩn và đều. Vì vậy, nếu người mẹ thấy có hiện tượng giảm cân đột ngột, đó là dấu hiệu bất thường của việc suy thai và các bệnh liên quan đến tiểu đường hoặc ung thư. Thai phụ nên trao đổi với bác sĩ để có kết luận chính xác.

Tiền sản giật

Mẹ bầu có những dấu hiệu như tăng huyết áp, nước tiểu đục, tăng cân mất kiểm soát, thường xuyên đau đầu, hoa mắt, cần thăm khám để phát hiện tiền sản giật. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ mà mẹ cần lưu ý. Không được điều trị kịp thời dẫn đến sản giật, nguy hại cho tính mạng của cả mẹ và con.

Nhiều nguy cơ dẫn đến tiền sản giật như mang thai con đầu lòng, đa thai, thừa cân, có tiền sử về bệnh huyết áp. Vì vậy, bạn nên duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý khi chuẩn bị mang bầu và trong suốt thai kỳ. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa tiền sản giật.

Người phụ nữ làm mẹ sau khi sảy thai 18 lần

Louise Warnerford đến từ Anh bị sảy thai nhiều lần do "tế bào sát thủ tự nhiên" trong cơ thể.

Thời điểm ‘yêu’ giúp tăng khả năng thụ thai?

Nếu hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn chưa có con, bạn cần biết những kiến thức sau để sớm trở thành cha mẹ.



Độc giả Kiều Trang

Bạn có thể quan tâm