Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những điều cấm kỵ khi đến Malaysia

Với nền văn hóa đa dạng, đa ngôn ngữ và sắc tộc, nhiều quy tắc ứng xử riêng biệt, Malaysia đang trở thành một điểm đến yêu thích của du khách.

Cư xử đúng mực khi tới Malaysia. Ảnh: Onemoderncouple.
Nên cư xử đúng mực khi tới Malaysia. Ảnh: Onemoderncouple.

Cử chỉ

Khi tới Malaysia, bạn nên tránh như ôm hôn thân mật nơi công cộng, cho dù bạn đang đi cùng nửa kia, hay đi nghỉ tuần trăng mật với vợ/chồng.

Mối quan hệ đồng tính vẫn là một điều cấm kỵ, và pháp luật nước này chưa cho phép, nên những du khách thuộc giới tính thứ ba nên tránh thể hiện tình cảm với bạn mình, thậm chí cả nắm tay nhau ở nơi công cộng.

Người Malaysia thường tránh tiếp xúc với người lạ khác giới. Đừng ngạc nhiên khi bạn không nhận được lại cái bắt tay từ một người bạn không quen ở đây. Không bắt tay với phụ nữ Malaysia trước để chào hỏi, trừ khi cô ý đưa tay ra trước.

Theo quan niệm của người Malaysia, đầu được xem là nơi thiêng liêng nhất trên cơ thể và cần được tôn trọng. Người Malaysia kiêng kỵ người khác chạm vào đầu, hay đưa vật gì đó qua đầu của họ, vì điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng.

Hơn nữa, phụ nữ không được phép chạm vào người tu hành, cho dù là vô tình chạm phải, hay đưa cho thầy tu cái gì thì sau đó họ cũng phải ăn chay và thực hiện nghi lễ tẩy rửa.

Trang phục của phụ nữ Malaysia. Ảnh: Theantdaily.
Hơn 60% dân số Malaysia theo đạo Hồi. Ảnh: Theantdaily.

Ăn mặc

Malaysia là đất nước theo đạo Hồi, vì thế du khách tới đây nên ăn mặc lịch sự. Người dân đều phải mặc quần dài, váy dài, che kín vai. Phụ nữ ở đây cũng thận trọng khi chọn đồ bơi, nhiều người mặc nguyên cả bộ đồ gồm cả khăn che đầu đi tắm biển. Họ không được phép để ngực hở khi tắm nắng, trừ một số địa điểm du lịch cho phép mặc bikini. Du khách nên mang một chiếc khăn để quấn quanh người và một bộ đồ bơi nếu bạn có kế hoạch đi bơi hay tắm biển ở Malaysia.

Ứng xử trong  ăn uống

Việc ợ hơi sau khi ăn được chấp nhận và là một điều bình thường khi dùng bữa ở Malaysia. ​Bạn không được phép đi giày vào nhà, vào nhà thờ Hồi giáo, chùa, vì thể hiện sự thiếu tôn trọng.

Người Malaysia luôn dùng tay phải để ăn, vì bàn tay trái trong văn hóa Malaysia thường dành riêng cho các hoạt động liên quan đến vệ sinh thân thể. Nếu bạn thuận tay trái và không thể được sử dụng tay phải để ăn, hãy dùng đũa, thìa, dĩa thay thế.

Dùng tay phải để nhận và đưa đồ cho người khác. Nếu bạn dùng tay trái, hành vi này bị coi là vô lễ.

Nếu bạn được mời tới ăn tối ở nhà người dân, bạn nên mang quà tới (bánh ngọt hoặc chocolate) và nói là quà cho trẻ con. Đừng mang đồ uống có cồn hay bất cứ thứ gì làm bằng da heo. Đừng đưa những đồ chơi hình con vật (chó, heo) cho trẻ con. Không tặng dao, kéo cho chủ nhà, vì điều đó có nghĩa là cắt đứt mối quan hệ. Không tặng hoa, trừ trường hợp thăm người ốm hay tới đám tang.

Tôn trọng các nhà sư khi tới Malaysia. Ảnh: Snipview.
Tôn trọng các nhà sư khi tới Malaysia. Ảnh: Snipview.

Làm gì khi vào đền chùa

Bạn nên tuân theo những quy tắc khi tới tham quan đền chùa ở Malaysia. Thể hiện lòng kính trọng khi tới những nơi linh thiêng này: bỏ mũ và giày bên ngoài khi vào tham quan, ăn mặc lịch sự, kín đáo. Lúc ngồi, không được để bàn chân hướng vào người khác hay hướng vào hình ảnh, tượng Phật. Đứng lên khi các thầy tu, ni cô bước vào. Bước vào đền, chùa bằng chân trái trước, và bước ra bằng chân phải. Hành động này biểu hiện cho sự tròn vẹn.

Những điều cần nhớ khi thăm đền chùa ở Myanmar

Người Myanmar rất sùng đạo và tôn trọng các công trình tôn giáo. Do đó, du khách cần chú ý một số quy tắc nhất định khi tới tham quan đền chùa ở quốc gia này.

Thương Phan tổng hợp

Bạn có thể quan tâm