Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những điều cần lưu ý sau khi trẻ 5-11 tuổi tiêm vaccine Covid-19

Bố mẹ nên xem việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi như các loại trước đây để không quá lo lắng và có thể xử trí kịp thời với phản ứng phụ sau tiêm.

Có nên quá lo lắng về tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 ở trẻ? Dưới đây là những điều phụ huynh cần lưu ý để có thể xử lý đúng cách trước phản ứng phụ sau khi cho trẻ tiêm vaccine Covid-19.

Tỷ lệ phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 ở trẻ

Vaccine Covid-19 tiêm cho trẻ 5-11 tuổi đã được xác định là đủ tiêu chuẩn về tính an toàn và hiệu quả. Các phản ứng sau tiêm cũng tương tự ở người lớn.

Để tránh hoang mang, lo lắng ảnh hưởng quyết định tiêm vaccine Covid-19, phụ huynh nên tiếp cận thông tin ở các trang tin chính thống, có chia sẻ của chuyên gia. Không nên tin những thông tin chưa được kiểm chứng hay “thổi phồng” về tác dụng phụ sau tiêm.

Hapacol,  Duoc Hau Giang anh 1

Tỷ lệ phản ứng phụ sau tiêm của trẻ thấp, nhưng bố mẹ không nên chủ quan.

Theo các chuyên gia y tế, biến chứng hậu Covid-19 không chỉ diễn ra ở người lớn. Trẻ em cũng bị mắc hậu Covid-19 từ nhẹ đến nặng, nhất là hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Đa số trẻ nhập viện đều chưa được tiêm phòng Covid-19. Vì vậy, tiêm vaccine Covid-19 cũng là cách bảo vệ con trẻ trước những ảnh hưởng của bệnh.

Trẻ đã nhiễm Covid-19 sẽ được tiêm sau khi khỏi bệnh 3 tháng

Theo quy định của Bộ Y tế, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chỉ tiêm 2 mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn bất kỳ loại vaccine mRNA nào. Khoảng cách tiêm giữa 2 mũi là 4 tuần.

Trẻ từng nhiễm Covid-19 chỉ tiêm sau khi khỏi bệnh 3 tháng. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu nhiễm Covid-19, bố mẹ nên test để biết kết quả, ghi nhớ chính xác thời điểm trẻ nhiễm bệnh và báo địa phương, nhà trường để lên danh sách tiêm vào thời điểm phù hợp.

Hiện nay, thời tiết dần chuyển mùa giữa 3 miền. Trẻ dễ bị cảm lạnh, cúm, sốt siêu vi với các triệu chứng giống nhiễm Covid-19. Nếu bố mẹ không test mà chẩn đoán trẻ nhiễm Covid-19 và tự điều trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Điều này cũng dẫn đến việc khai báo sai thời điểm nhiễm bệnh, vaccine không mang lại hiệu quả.

Hiện nay, các địa phương triển khai tiêm cuốn chiếu theo trường, khu dân cư căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng. Do đó, số vaccine được phân về các địa phương hạn chế theo danh sách báo cáo. Bố mẹ quyết định cho trẻ 5-11 tuổi tiêm vaccine Covid-19 nên hoàn thành đăng ký đúng lịch. Nếu trì hoãn, trẻ có thể phải chờ đợi lâu mới được tiêm.

Hapacol,  Duoc Hau Giang anh 2

Trẻ từng nhiễm Covid-19 được tiêm sau khi khỏi bệnh 3 tháng.

Triệu chứng cho thấy trẻ cần nhập viện sau tiêm

Theo tư vấn của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, các phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 nhẹ và nhanh khỏi. Một số trẻ sẽ gặp phản ứng như sốc phản vệ, co giật, nôn mửa, tím tái, ngất xỉu…

Nguyên nhân có thể là trẻ mắc một số bệnh lý mạn tính hoặc cơ địa không đáp ứng các thành phần trong vaccine. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp, hiếm gặp. Bố mẹ nên khai báo đầy đủ tiền sử bệnh, các loại thuốc bé đang dùng, tiền sử dị ứng… để được tư vấn nên tiêm hay không.

Hai ngày đầu sau tiêm, bố mẹ nên theo dõi sức khỏe của trẻ 24/24. Nếu con cảm thấy đau tại vùng tiêm, sưng, đau khớp…, phụ huynh có thể nhắc trẻ bớt vận động mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ.

Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay, sưng hạch cổ họng/miệng, khó thở, lơ mơ, ngủ gà gật, sốt cao trên 40 độ, co giật hoặc tê bì tay chân…, phụ huynh cần báo ngay với đơn vị tiêm hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.

Hapacol,  Duoc Hau Giang anh 3

Con khỏe, bố mẹ nhàn tênh.

Để những phản ứng phụ sau tiêm của con không trở thành áp lực, bố mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, chuẩn bị cho trẻ thể chất tốt, tinh thần thư giãn để sẵn sàng tiêm vaccine. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ bố mẹ nên xem tiêm vaccine Covid-19 tương tự tiêm các loại vaccine khác để việc chăm sóc trẻ nhẹ nhàng hơn.

Sốt là biểu hiện thường gặp nhất sau tiêm. Nếu sốt dưới 38 độ, bố mẹ để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng, bổ sung điện giải, nước trái cây. Nếu sốt trên 38,5 độ, phụ huynh cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên chọn thuốc chứa thành phần paracetamol an toàn với liều lượng 10-15 mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.

Do sốt nên trẻ nhỏ dễ mệt, không hợp tác khi uống thuốc. Bố mẹ nên chọn thuốc hạ sốt Hapacol 250 phù hợp cho trẻ 16-25 kg của Dược Hậu Giang. Thuốc có mùi cam, vị ngọt dễ uống. Hapacol 325 chứa 325 mg paracetamol cho trẻ 26-32 kg. Trẻ 33-50 kg có thể chọn Hapacol sủi với 500 mg paracetamol.

Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, tránh hoạt động mạnh, quá sức và ngủ đủ giấc.

Hapacol,  Duoc Hau Giang anh 4

Hapacol 250 của Dược Hậu Giang có mùi cam, vị ngọt và sản xuất ở dạng bột sủi bọt hoà tan giúp khuếch tán các phân tử thuốc nhanh, góp phần tăng hiệu quả hạ sốt khi vào cơ thể.

Giang Ngân Nhi

Bình luận

Bạn có thể quan tâm